Văn bản VHv.2330-2336 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 61 - 62)

Chương 2 : KHẢO SÁT VĂN BẢN VÀ TRUYỀN BẢN ĐVSKTT

2.2. Vấn đề văn bản bản NCQB

2.2.2. Văn bản VHv.2330-2336 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm có bản VHv.2330-2336 khơng có chữ húy của nhà Nguyễn. Bản này thiếu nhiều quyển chia làm hai phần, đầu có tâm khắc dịng chữ là ĐVSKTT. Sách có 7 quyển như sau: [43]

ĐVSKTT bản kỷ toàn thư, quyển chi nhất ĐVSKTT bản kỷ toàn thư, quyển chi nhị ĐVSKTT bản kỷ toàn thư, quyển chi tam ĐVSKTT bản kỷ toàn thư ,quyển chi tứ ĐVSKTT bản kỷ toàn thư, quyển chi ngũ ĐVSKTT bản kỷ toàn thư, quyển chi lục ĐVSKTT bản kỷ toàn thư, quyển chi thất,

Thứ hai là bản tâm của các quyển khắc chữ là Việt sử tục biên, có 4 quyển như sau:

Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục, quyển chi thập Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục, quyển chi thập nhất Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục, quyển chi thập tứ Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục, quyển chi thập ngũ

Qua khảo sát các quyển hiện cịn của bản này chúng ta thấy, thơng tin và quy cách giống với hai bản khắc in tức là bản khắc Đại Việt sử ký và bản Việt sử trong bản Démibille. Chữ khắc của bản VHv.2330-2336 thống nhất trong nội dung của hai bản Đại Việt sử ký và bản Việt sử, và giống với bản Việt sử. Vì thế, chúng tơi xác nhận bản VHv.2330-2336 là một bản khắc lại theo bản Démiville. Chữ khắc cả quyển của bản VHv.2330-2336 như nhau và thống nhất, giống với chữ khắc bản

Việt sử trong bản Démiville, chỉ có khác nhau ở một số chi tiết, phải quan sát tỉ mỉ

được phát hiện được.

Nhưng trong quá trình khắc in, bản VHv.2330-2336 đã bỏ một số nội dung và khuyết bản. Mộc bản của VHv.2330-2336 lưu trữ đến thời Nguyễn, bản Quốc tử giám bổ sung nội dung đã thiếu và được in lại. Cụ thể là cột 5 và 6 bản VHv.2330 bỏ trống một đoạn dài, đoạn bỏ trống này được bổ sung trong bản Quốc tử giám là:

Truyền vị vu Hoàng Thái tử Miễn tốn cư (cột 5); Long nguyên niên đại xá xưng Nhân Hoàng (cột 6). Xem ảnh 1.10, 1.11, 1.12, 1.13 như sau:

Ảnh 1.10: VHv.2332 quyển 5 khuyết bản Ảnh 1.11: Bản Quốc tử giám khắc bản bổ sung

Ảnh 1.12忠VHv.2336, quyển 15, khuyết bản. Ảnh 1.13: Bản Quốc tử giám bổ sung khắc lại

Như vậy, bản VHv.2330-2336 có nhiều giá trị, bởi rất gần với bản Démiville.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 61 - 62)

w