Thể biên soạn của Lê Văn Hưu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 82 - 85)

7. Cấu trúc của Luận án

3.1. Thể biên soạn của Lê Văn Hưu

Năm Thiệu Long thứ 15 (1273) của Trần Thánh Tông, Lê Văn Hưu biên soạn bộ sách sử Đại Việt sử ký:

Mùa xuân, Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu vâng lệnh soạn thành Đại Việt sử ký, từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng, có 30 quyển. Vua ban chiếu truyền thưởng. [38, tr. 38]

Theo Nghệ văn chí trong bộ sử Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn và Văn

tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, bộ Đại Việt sử ký

tức là bộ sử thứ nhất của lịch sử cổ đại Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế trước đó đã có, nhưng bị thất lạc. Năm 1479, Ngô Sĩ Liên soạn sách ĐVSKTT 15 quyển, dựa trên hai bộ

① Trong nghiên cứu sử học, các học giả đã dùng các khái niệm Thể lệ, Thể tài, Thể chế để nói về các Kỷ truyện thể, Biên niên thể, Bản kỷ, Thế gia, Thư, Biểu, Liệt truyện v.v..., Các khái niệm trên chưa được thống nhất, nên chúng tôi không dùng khái niệm cụ thể mà dùng khái niệm tổng quan là THỂ biên soạn. Tham khảo bài Tích luận bài Hà Cừ Thư của Sử Ký, tác giả là Nguyễn Chi Sinh, Đại lịch sử học báo Đài Loan, số 15, năm 1990, tr. 65-80. [64]

sách sử Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên. Năm Quang Thiệu thứ 5 (1520), Đặng Minh Khiêm, trong bài tựa của Thoát hiên Vịnh sử thi

tập, đã ghi chép nhiều sách sử, nhưng chưa có Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu:

Trong năm Hồng Đức tôi vào sử quán, có chí hướng soạn sách thuật cổ, nhưng sách bảo tàng trong các đã bị binh hỏa nhiều lần, nên thiếu khuyết nhiều. Chỉ thấy duy nhất bộ toàn thư, đó là sách ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên, Việt Điện u linh tập lục của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp mà thôi. 

 [46]

Theo trích dẫn trên, chúng tôi cho rằng, vào thời Đặng Minh Khiêm, bộ sử

Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đã mất và không được lưu trữ.

Ngô Sĩ Liên đã ghi chép nhiều nội dung từ Đại Việt sử ký vào bộ sử của mình, và dẫn dụng nhiều lời bình của Lê Văn Hưu. Dựa theo các lời bình của Lê Văn Hưu này, chúng tôi khảo sát thể biên soạn và các vấn đề khác về Đại Việt sử ký.

Thể biên soạn quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất của Lê Văn Hưu là lựa chọn tên sách là Sử ký. Thể biên soạn này kế thừa Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên, có nghĩa là ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên là bộ sử quan trọng nhất trong lịch sử cổ đại Việt Nam.

Sử ký là một loại sách sử trong thời Tiên Tần. Thời Tây Hán, Tư Mã Thiên đã

biên soạn một công trình lớn đầu tiên gọi tên là Thái sử công thư; tới thời Ngụy

Tấn, Thái sử công thư được đổi tên thành Sử ký. Như vậy có nghĩa là, Sử ký vốn là tên gọi chuyên biệt của bộ sách của Tư Mã Thiên mà đổi thành tên loại sách. Lê Văn Hưu gọi công trình của mình được kế thừa thể biên soạn của Sử ký Tư Mã Thiên.

Sử ký Tư Mã Thiên là một bộ Thông sử thể ký truyện , có Bản kỷ 12 thiên, Thư 8 thiên, Biểu 10 thiên, Thế gia 30 thiên và Liệt truyện 70 thiên, tất cả 130 thiên. Bản kỷ chủ yếu ghi viết sử biên niên theo các đời vua, mỗi thiên là một bản

kỷ. Bản kỷ có ba loại hình: thứ nhất là một đời một bản kỷ như các đời Hạ, Thương,

Thủy Hoàng bản kỷ, Hán Cao Tổ bản kỷ; thứ ba là nhiều đế một bản kỷ như Ngũ đế bản kỷ, Tần bản kỷ. Bản kỷ là một thể biên niên  trong sách Sử ký.

Vì Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu mất đã lâu, trong ĐVSKTT chỉ có lời bình, chưa ghi chép bài tựa nào của Lê Văn Hưu, nên chúng tôi chỉ nhận thấy Lê Văn Hưu đã lựa chọn SỬ KÝ, có thể vận dụng tiếp thể KỶ để ghi sử biên niên.

Bộ sử An Nam chí lược do Lê Tắc biên soạn khi (làm quan) nhà Nguyên. Lê Tắc sống ở thời đại muộn hơn Lê Văn Hưu, có lẽ đã được xem Đại Việt sử ký, lại khá thông thạo Việt sử. Lê Tắc trên cơ sở Đại Việt sử ký soạn sử, nhưng thay đổi thể

KỶ thành Thế gia , để phù hợp với quan điểm sử học Trung Quốc, như Triều thị

thế gia, Lý thị thế gia, Trần thị thế gia v. v...

Đại Việt sử ký là bộ sử thứ nhất thời Trần, tiếp theo là bộ Đại Việt sử lược  cũng được biên soạn trên cơ sở đó. Sách này được biên soạn tương tự cách biên soạn Sử lược của Thập bát sử lược tác giả là Tằng Tiên Chi    sống ở cuối thời Tống và đầu thời Nguyên. Đặc điểm của Sử lược là không thay đổi bố cục và kết cấu của sách sử và ghi chép nội dung sách sử đơn giản nhất, bỏ các lời bình của sách gốc. Bộ Đại Việt sử lược tức là theo thể Sử lược trên cơ sở Đại Việt sử ký, và có KỶ ghi viết sử để rõ rằng Quốc thống như triều Vũ Đế, nhà Đinh, Lê, Lý, v.v... Bộ Đại Việt sử lược là bộ sách gần nhất với Đại Việt sử ký. [93]

Theo kết cấu và bố cục hai bộ sách sử An Nam chí lược và Đại Việt sử lược,

Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu chắc chắn có thể Kỷ để soạn sử biên niên. Lê Văn

Hưu dùng thể Thông sử thể biên niên  soạn Việt sử. Tuy gọi là Đại Việt sử

ký, nhưng chủ yếu vận dụng thể Kỷ để ghi viết sử, chứ không phải Thông sử kỷ truyện thể như Sử ký của Tư Mã Thiên.

Chúng ta biết rằng, đời Tống có một công trình lớn và có ảnh hưởng lớn nhất thuộc Thông sử thể biên niên là Tư trị thông giám của Tư Mã Quang, nhưng vì tư liệu về Đại Việt sử ký còn lại rất ít nên chúng tôi không có chứng cứ để nhận định hai bộ sử trên có liên quan gì với nhau không.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 82 - 85)

w