Ngô Sĩ Liên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 131 - 143)

Chương 4 : TƯ TƯỞNG VIẾT SỬ TRONG BỘ ĐVSKTT

4.2. Tư tưởng viết sử của các sử gia thời Lê sơ

4.2.2. Ngô Sĩ Liên

Theo Ngô Sĩ Liên cho biết trên cơ sở của Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và

Phan Phu Tiên, ông đã biên soạn thành bộ sử mới gọi là ĐVSKTT, gồm 15 quyển. Ngô Sĩ Liên đã thể hiện rõ tinh thần sử gia cũng như tư tưởng soạn sử của mình trong đó, cịn sáng tác thể lệ mới và soạn quyển mới. Học giả Đặng Đức Thi cũng giải thích tư tưởng Nho giáo và chính thống quan của Ngơ Sĩ Liên, trình bày lịng yêu nước và chức năng sử học của ông ấy, [33] NCS sẽ tiếp khảo sát cả sử liệu và phát triển nghiên cửu như sau.

4.2.2.1. Tinh thần sử gia của Ngô Sĩ Liên

Vua Lê Thánh Tông ra lệnh sưu tập sách vở để soạn sử, nhưng chưa tín nhiệm vị sử thần nào. Sách sử ghi năm thứ 8 niên hiệu Quang Thuận 1467 chép rằng, vua Lê Thánh Tông muốn xem quốc sử, sai nội quan tới Hàn lâm viện dụ

riêng sử quan Lê Nghĩa rằng忠"Trước kia, Phịng Huyền Linh làm sử quan, Đường Thái Tơng muốn xem Thực lục, Huyền Linh không cho xem. Nay ngươi với Huyền Linh thì ai hơn?" Nghĩa trả lời: "Sự kiện ở cửa Huyền Vũ, Huyền Linh lại không thẳng thắn ghi lại, Đường Thái Tông phải bảo ghi rồi sau mới ghi, như thế e rằng

cũng chưa phải là hiền thần". Nội quan nói: "Vua muốn xem ghi chép hàng ngày từ năm Quang Thuận thứ 1 đến năm thứ 8". Nghĩa trả lời: "Vua mà xem quốc sử, hẳn không phải là việc hay. Những việc làm của Đường Thái Tơng và Phịng Huyền Linh đã bị đời sau chê bai đấy!". Nội quan nói: "Vua bảo là xem những ghi chép hàng ngày để biết trước có lỗi gì cịn có thể sửa được". Nghĩa nói: "Chỉ cần bệ hạ gắng làm điều hay thơi, việc gì phải xem quốc sử". Nội quan dụ bảo nhiều lần, Nghĩa nói: "Thánh chúa thực muốn sửa sai, đó là phúc vơ cùng cho xã tắc. Thế rồi dâng những ghi chép hàng ngày lên. Vua xem xong trả lại cho Sử Viện. [38, tr. 424-

425]

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, các đế vương xem Thực lục được bắt đầu từ vua Đường Thái Tông, việc làm này bị sử gia đời sau phê phán khá gay gắt. Vua Lê Thánh Tông cũng suy nghĩ về việc các sử thần đánh giá về mình như thế nào khi yêu cầu được xem Thực lục như Đường Thái Tơng. Sử thần Lê Nghĩa có ý muốn từ chối nhưng khơng được, cuối cùng cũng phải dâng cho xem. Thời điểm đó, Lê Thánh Tơng khơng tín nhiệm bất cứ vị sử thần nào, cịn Ngơ Sỹ Liên lại bị vua ghét bỏ. Sách sử ghi năm thứ 2 niên hiệu Quang Thuận 1461 vua Lê Thánh Tông đã trách Ngô Sĩ Liên rất nặng nề: Vua dụ bảo Đô ngự sử đài là bọn Ngô Sĩ Liên và Nghiêm Nhân Thọ rằng: "Ta mới coi chính sự, sửa mới đức độ, tuân theo điển cũ của Thánh tổ Thần tông, nên mới tế giao vào đầu mùa xuân. Các ngươi lại bảo tổ tông tế giao cũng không đáng theo! `Các ngươi bảo nước ta đời xưa là hàng phiên bang, thế là các ngươi theo đạo chết, mang lịng khơng vua. Vả lại, khi Lệ Đức hầu cướp ngơi, Ngơ Sĩ Liên chẳng vì hắn trổ tài phong hiến (chức Ngự sử giữ việc đàn hặc) đó sao? Ưu đãi trọng lắm! Nhân Thọ khơng vì hắn trù hoạch nơi màn trướng đó ư? Ngơi chức cao lắm! Nay Lệ Đức hầu mất nước về tay ta, các ngươi khơng biết vì ăn lộc mà chết theo hắn lại đi thờ ta. Nếu khơng nói ra, trong lịng các ngươi khơng tự hổ thẹn mà chết ư? Thực là bọn gian thần bán nước忠”. [38, tr.394]

① ‘ 

Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân và Lê Nhân Tông là anh em. Nhưng, năm thứ 6 niên hiệu Diên Ninh 1459Lê Nghi Dân giết vua Lê Nhân Tông và lên ngôi xưng đế, rồi bị đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt giết chết. Sau đó đón Lê Thánh Tơng lên ngơi và giáng tước từ Lạng Sơn vương thành Lịch Đức hầu, [100, tr.634-641] ―‖. Theo nội dung đoạn văn trên nói về Lê Thánh Tơng, thì Ngơ Sĩ Liên đã phục vụ dưới triều Lê Nghi Dân. Bấy giờ, Lê Nghi Dân xưng đế, Ngơ Sĩ Liên có thể được nắm quyền cao chức trọng, nên Lê Thánh Tơng nói: Ngơ Sĩ Liên chẳng vì hắn trổ tài phong hiến đó sao? Ưu đãi trọng

lắm!“”Đối với Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên trước tiên phục

vụ vị vương cướp ngơi, sau đó mới phục vụ mình và cho rằng Ngô Sĩ Liên là gian thần, nên đã mắng rằng: Nếu khơng nói ra, trong lịng các ngươi khơng tự hổ thẹn

mà chết ư? Thực là bọn gian thần bán nước! “”

Ngô Sĩ Liên đã phục vụ Lê Nghi Dân như thế nào chúng ta không được rõ. Sau khi Ngơ Sĩ Liên quay về triều đình, nhưng khơng được cho xem quốc sử mới soạn, có thể liên quan đến việc này. Đối với một sử gia giỏi, không được tham gia vào công việc biên soạn quốc sử cũng như xem các sách sử là điều hết sức thiệt thịi và khổ tâm. Thái sử lệnh Tư Mã Đàm khơng được tham gia đại lễ nghi phong thiền  ở Thái Sơn của vua Hán Vũ Đế mà buồn rồi chết. [54, tr.3295] Nguyễn Chi Sinh cho rằng có thể Hán Vũ Đế không cho Tư Mã Đàm đi cùng để ông được mất tại Lạc Dương [67]. Tư Mã Đàm quyết tâm soạn sử nhưng không được tham gia đại lễ - một nghi thức quốc gia quan trọng nhất nên vơ cùng sợ hãi, do đó đã gián tiếp giao cho con là Tư Mã Thiên tiếp tục việc soạn sử trước khi mất.

Tuy nhiên Ngô Sĩ Liên bị Lê Thánh Tông ghét bỏ, không cho xem bộ quốc sử mới biên soạn, nhưng ông không hề từ bỏ trách nhiệm sử gia của mình, ơng đành tự soạn bộ sử mới. Tâm tư đó được ơng ghi lại trong bài tựa và biểu, việc viết sử chưa được vua lệnh cho làm. Phạm Công Trứ ghi niên hiệu Hồng Đức năm thứ 10  

 ’[100,

1479 Lệnh sử quan tu soạn Ngô Sĩ Liên soạn ĐVSKTT, 15 quyển  . Có lẽ Phạm Cơng Trứ theo cơng trình của Ngơ Sĩ Liên mà ghi lại mà thôi. Ngô Sĩ Liên tuy bị ghét bỏ, nhưng vẫn làm việc tại Sử viện, lúc này ông soạn bộ quốc sử mới, quá trình biên soạn và việc làm này rất giống với Sử thần Tư Mã Thiên. Tư Mã Thiên biện hộ cho Lý Lăng dưới thời Hán Vũ Đế, nên bị làm nhục cả về thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên, sau đó Tư Mã Thiên làm quan trong Trung thư lệnh của Hán Vũ Đế, vẫn canh cánh trong lịng sợ bị cung hình làm nhục tổ tiên, nhưng vẫn phải sống để hồn thành bộ sử của chính mình.    [55, tr.2734].

Tư Mã Thiên nói trong bài Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư: Tơi vì nói chuyện mà

gặp họa lớn, làm trò cười cho nơi thơn dã, nhục cho tổ tiên, khơng cịn mặt mũi nào đi bái mộ của cha mẹ. Qua nhiều đời vẫn không rửa được nỗi nhục. Bấy giờ, tôi một ngày ruột đứt thành chín khúc, ở nhà mình mà cũng cảm thấy sắp bị mất mạng, nếu đi ra ngồi thì chẳng biết đi đâu. Mỗi lần nhớ nhục cái này, mồ hồi ướt đẫm cả áo. 

[55, tr.2736]

Lúc đó Tư Mã Thiên muốn hồn thành bộ Sử ký để chứng minh giá trị của mình, cũng là báo đáp ơn nghĩa cho cha mẹ, lập ngôn và vinh dự cho bản thân. [72] Tư Mã Thiên nỗ lực hoàn thành bộ sử với những điển chế quy phạm ảnh hưởng sâu sắc tới đời sau.

Ngơ Sĩ Liên nói: Soạn sử biên niên theo Sử Ký của Tư Mã Thiên  , đầu tiên là mượn thể lệ và thể tài của Sử ký. Bên cạnh đó ơng cũng nhìn thấy hình

ảnh Tư Mã Thiên là tấm gương tinh thần cho mình. Ngơ Sĩ Liên soạn sử chắc là lập ngơn cho đời sau. Sau khi hồn thành, Tư Mã Thiên đem lưu giữ ở Danh sơn, cịn

bản phó ở Kinh đơ“”.Sử ký sách ẩn giải thích: Bản chính tàng ở Thư phủ, bản phó lưu trữ tại Kinh đơ.

. [54, tr.3321], Ngô Sĩ Liên Lưu trữ tại sử quán“” tiếp đóng thành tập rồi dâng lên triều đình.“”[100, tr.57]. Bấy giờ Tư Mã

Thiên bị cung hình, ơng soạn thành nhiều thiên - chương, sau đó soạn thành một bộ sử. Tuy q trình biên soạn giữa Ngơ Sĩ Liên và Tư Mã Thiên là hoàn toàn khác nhau, nhưng tinh thần của các sử gia là một.

Ngô Sĩ Liên noi gương hai cha con sử gia Tư Mã Đàm, Tư Mã Thiên để biên soạn bộ quốc sử mới, bộ sử khơng chỉ có giá trị lớn đến ngày nay, mà còn thể hiện tinh thần của sử gia của thời đại Lê sơ.

4.2.2.2. Sáng tác Kỷ mới Hồng Bàng kỷ và Thục Kỷ

Thứ 1: Nguồn gốc của Kỷ Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ

Ngơ Sĩ Liên nói rõ rằng, bộ sử của Lê Văn Hưu ghi từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng, bộ sử của Phan Phu Tiên ghi từ Trần Thái Tơng đến khi người Minh về nước. Cịn ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên, gồm 15 quyển, từ Hồng Bàng kỷ đến thuộc Minh và Lê Thái Tổ dựng nước. Ngô Sĩ Liên cho biết: Lấy hai bộ sách của Tiên hiền ra hiệu chính, biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại Kỷ, tất cả gồm mấy quyển, lấy tên là ĐVSKTT. Lại soạn thêm Hồng Bàng, Thục Vương là phần Ngoại Kỷ, cả thảy mấy quyển, nay đã biên soạn xong [37, tr.100]. Như vậy, có nghĩa là

Ngơ Sĩ Liên đã kế thừa Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, và soạn từ Triệu Đà đến Lê Lợi dựng nước, rồi thêm một quyển riêng của mình đặt ở trên, tức là Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ.

Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ do Ngô Sĩ Liên căn cứ vào huyền thoại của nước

Việt mà sáng tác ra. Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu bắt đầu từ Triệu Vũ Đế, vì sách sử đã mất thì khơng biết được trước nhà Triệu ghi chép những gì. An Nam chí lược của Lê Tắc cũng không ghi về những huyền thoại này.

Sách đầu tiên là Đại Việt sử lược có chép ―Diên cách buổi đầu của đất nước”  ghi chép về Hùng Vương và An Dương vương, nhưng rất đơn giản. Vì vậy, Ngơ Sĩ Liên có thể chưa tham khảo bộ sách này. Bộ Đại Việt sử lược là tác phẩm kế thừa của Đại Việt sử ký nên giai đoạn lịch sử từ Hùng Vương đến An Dương vương có thể được chép từ Đại Việt sử ký . ―Diên cách buổi đầu của đất

nước” là ghi chép về lịch sử mà không ghi liên quan đến huyền thoại. Tuy nhiên,

Ngô Sĩ Liên đã chép lại và soạn thành Đại Việt sử ký theo Lê Văn Hưu, trong đó

Hồng Bàng kỷ và Thục Kỷ đã có nhiều yếu tố huyền thoại.

Thứ 2: Lĩnh Nam trích quái với Hồng Bàng kỷ, Thục kỷ

Lĩnh Nam chích quái là bộ sách ghi về huyền thoại của đất Việt. Nội dung các

câu chuyện của Lĩnh Nam chích quái khơng có gì liên quan đến nhau, nhưng có nhiều sự kiện trước thời Nam Việt, do đó Ngơ Sĩ Liên đã kế thừa mà soạn thành

Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ trong ĐVSKTT để thể hiện rõ nền văn hiến lâu đời của

nước Việt.

Hồng Bàng kỷ được mượn từ câu truyện trong Lĩnh Nam chích quái như Hồng Bàng thị truyện [65, tr.9-11], Đổng Thiên vương truyện [65, tr. 15-16], Tản Viên sơn truyện [65, tr.35-37] và Bạch trĩ truyện [65, tr.23] được Ngô

Sĩ Liên biên soạn các câu chuyện độc lập theo trật tự thời gian.

Hồng Bàng thị truyện có khá nhiều tính chất thần thoại, ví dụ thần thuật của

Long quân phát huy nhiều tác dụng, Ngô Sĩ Liên bỏ thần thuật của Long quân đi, chỉ ghi về thế hệ các đời của Kinh Dương vương, Lạc Long quân và Hùng Vương. Thủy tổ đất Việt là con cháu của Thần Nông thị , mẹ là Vụ tiên nữ và Thần Long nữ, Ngô Sĩ Liên ghi thành 15 bộ cùng phong tục của các vùng.

Thời gian diễn ra của Đổng Thiên vương truyện vào thời nhà Ân Thương. Có thể Ngơ Sĩ Liên cho rằng đây là câu chuyện huyền thoại, nên ghi chép đơn giản nhất, bỏ thời gian và quốc hiệu nhà Ân đi và chỉ ghi Hùng vương lục thế . Thời gian của Bạch trĩ truyện xảy ra ở đời Chu Thành Vương, Đới Khả Lai nghiên cứu nội dung câu truyện này cho rằng, có thể ghi chép câu chuyện được soạn theo cuốn Thượng thư đại truyện của Trung Quốc. Ngơ Sĩ Liên ghi chép đơn giản, khơng có câu hỏi và câu trả lời giữa Chu Công   và Sứ giả họ Việt Thường  .

Thục kỷ trong ĐVSKTT chủ yếu biên soạn dựa theo Kim quy truyện[65, tr.27-

Nhâm Ngao , sau đó soạn thành một chương riêng về Kim quy (Rùa vàng), tuy nhiên mang nhiều yếu tố thần thoại nên ít được tin cậy [100, tr.103].

Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ là nội dung được Ngô Sĩ Liên biên soạn thành một

phần riêng. Ngơ Sĩ Liên có lẽ cũng biết rõ Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ có yếu tố hoang đường, nên trong phần Phàm lệ đã ghi: Những việc chép trong Ngoại kỷ là

gốc ở dã sử, những việc quá quái đản thì bỏ đi khơng chép từ Hùng Vương trở về trước, khơng có niên biểu, thứ tự các đời vua truyền nhau khơng thể biết được, có thuyết nói là 18 đời, sợ chưa chắc đã đúng. [37, tr.103]

Như vậy, Ngô Sĩ Liên soạn các câu chuyện trong Lĩnh Nam trích quái vào sách sử theo tư tưởng biên soạn nào? Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ là của Ngô Sĩ Liên kế thừa tư tưởng biên soạn Ngũ Đế bản kỷ của Tư Mã Thiên. Ngô Sĩ Liên trong Nghĩ

tiến ĐVSKTT biểu cho biết rằng: Theo Mã Sử biên niên, nhưng thẹn vì chắp vá cịn thô, học Lân Kinh so việc, đâu dám mong cẩn nghiêm sánh kịp.   [100, tr.57] điều đó cho thấy Ngơ Sĩ Liên bị ảnh hưởng nhiều từ Tư Mã Thiên và Khổng Tử. Ngũ Đế bản kỷ là quyển đầu tiên của Sử Ký, do Tư Mã Thiên mượn nhiều yếu tố huyền thoại biên soạn vào. Tư Mã Thiên cũng cho biết

rằng: Thái sử cơng nói, nay học giả thường xun nói về Hồng Đế, thời đại xa lắm. Nhưng bộ sách Thượng Thư chỉ ghi chép sự kiện sau thời đại của vua Nghiêu. Chư tử bách gia nói về Hồng Đế nhiều, nhưng ngơn ngữ khơng lễ nhã và thô tục, các vị tiên sinh cao văn khó mà nói như vậy. Tử Dư vấn Ngũ Đế đức và Đế hệ tính do Khổng tử truyền lại, có nhà Nho vẫn khơng truyền (…). Tơi đã xem sách Xuân Thu, Quốc Ngữ, các sách ấy đã phát triển nội dung của đức và họ về Ngũ Đế, nhưng chưa khảo cửu sâu sắc (…). Tôi theo thứ tự, chọn những chỗ lời lẽ văn nhã của sách, vì vậy soạn làm phần đầu của Bản kỷ của bản kỷ.  

(„)(„). [54, tr.46].

Biên soạn các sự kiện huyền thoại là thành quả đầu tiên của văn minh Hoa Hạ do đó khơng mấy khó khăn, Tư Mã Thiên nói: Khơng phải là người hiếu học suy nghĩ sâu sắc, biết được ý này, nên cũng khó mà nói cho những kẻ ít kiến thức nghe được.. Tông chỉ và tư tưởng biên soạn của Ngũ Đế

bản kỷ trực tiếp thể hiện trong đoạn văn trên, điều đó ta cũng cảm nhận được trong

q trình thuật sự ở Ngũ Đế bản kỷ.

Vua đầu tiên trong Ngũ Đế là Hồng Đế. Ban Cố nói: Trước thời Đường Ngu tuy có di văn, nhưng lời nói rất hoang đường, vì vậy nói về sự việc của Hồng Đế và Chun Húc chưa thể rõ ràng. [54, tr.2737]. Tư Mã Thiên soạn vào sách sử nhiều chứng cứ không rõ ràng, nhưng ý thức và tư tưởng biên soạn của Ngũ Đế bản kỷ đã ăn sâu vào tư tưởng các sử gia đời sau như trường hợp Ngơ Sĩ Liên, điều đó biểu hiện rõ nét trong Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ.

Thứ hai: Tư tưởng nổi bật trong Kỷ Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ

Thể hiện sự hưng thịnh của đất Việt:

Vua Hoàng Đế ―sinh ra đã là thần linh, lúc rất nhỏ đã có thể nói được, khi trẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 131 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w