Phan Phu Tiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 130 - 131)

Chương 4 : TƯ TƯỞNG VIẾT SỬ TRONG BỘ ĐVSKTT

4.2. Tư tưởng viết sử của các sử gia thời Lê sơ

4.2.1. Phan Phu Tiên

ĐVSKTT chép năm 1455, Lê Nhân Tông đã xuống lệnh cho Phan Phu Tiên

soạn Đại Việt sử ký, từ Trần Thái Tông đến khi người Minh về nước,   [100, tr.630]. Ngơ Sĩ Liên trong bài tựa có nói về vấn đề này, cũng như trong Đại Việt sử ký là bộ sử do ông soạn, tức là soạn sử đến người Minh về nước. Ngô Sĩ Liên tiếp thu quan điểm này của Phan Phu Tiên: Xét sách Tồn thư,

tính bắt đầu từ năm Giáp Ngọ [1414], chấm dứt ở năm Đinh Mùi [1427], cả thảy là 14 năm phụ thuộc nhà Minh. Nếu tính suốt từ năm Giáp Ngọ [207 TCN] đời Triệu Vũ Đế trở về, đến năm Đinh Mùi quân Minh rút về nước là 1.634 năm, tính gồm cả Ngoại kỷ là 2.672 năm. Nay chép theo sách Việt giám , nhưng khơng dám khơng chép sách Tồn thư để tham khảo. [38, tr.290]

Nội dung đoạn văn trên có ý nói ĐVSKTT kết thúc vào năm 1427, tức là khi người Minh rút về nước. Trong

ĐVSKTT bản Nội các quan bản đã ghi chép sự việc nhà Hồ, tức phần phụ chép Trần Kỷ ở bản kỷ quyển 8 như sau: Trước lấy Hồ kỉ là năm thứ 2, nay bỏ đi cho đúng.[100, tr.475]

Chắc rằng bộ sử cũ đã ghi nhà Hồ là Kỷ và ghi rõ niên hiệu, nên Ngô Sĩ Liên bỏ đi và thay đổi lại. Sách sử cũ có thể là sách Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên chăng?

Phan Phu Tiên đã soạn bộ Việt âm thi tập, quyển thứ 1 là thuộc Nhuận Hồ , tức cho nhà Hồ là Nhuận sóc . Quan điểm Nhuận sóc xuất phát nguồn gốc từ

Ngũ đức chung thủy . Nho gia thời Hán nhận định nhà Hán tiếp nối chính thống nhà Chu, nhà Tần chuyên chế bạo ngược thì khơng được gọi là chính thống, nên gọi nhà Tần là Nhuận sóc, nhà Tần vẫn là quốc gia thống nhất nhưng

―bất chính‖. [66] Phan Phu Tiên là người đầu tiên đánh giá nhà Hồ là Nhuận Sóc và có ý nghĩa như nhà Tần, sau nhà Trần trong Việt âm thi tập là Nhuận Hồ. Chu Xa làm bài từ cho Việt âm thi tập có ghi: tức cho rằng nhà Hồ là một thời riêng. [50]

①  [100, tr.550]

Trong Đại Việt sử ký Phan Phu Tiên trình bày quan điểm Nhuận Hồ và lấy đó chép đặt niên hiệu. Ngơ Sĩ Liên phê bình nhà Hồ bạo ngược loạn chính, khơng đồng ý quan điểm Nhuận Hồ của Phan Phu Tiên, do đó đã bỏ Nhuận Hồ và viết sử nhà Hồ đến cuối quyển Trần Thiếu Đế vào phần Phụ lục. Phần này không thấy xưng Tôn hiệu và gọi tên trực tiếp như Qúy Ly  và Hán Thương . Trước đó nhà Trần đã bị diệt nhưng Ngơ Sĩ Liên vẫn ghi niên hiệu nhà Trần, mà không ghi niên hiệu nhà Hồ. Sau khi nhà Hậu Trần mất, Ngô Sĩ Liên bắt đầu ghi năm can chi, tiếp đó ghi niên hiệu nhà Hồ để thuật sử. Bấy giờ Ngô Sĩ Liên đã để giai đoạn Nhuận Hồ sang phần Phụ lục thì khơng rõ Phan Phu Tiên soạn Hồ kỷ chưa? Trong ĐVSKTT, nhà Hồ khơng phải thời đại Nhuận sóc.

Bên cạnh đó, trong q trình soạn sử của mình Ngơ Sĩ Liên có kế thừa một số lời bình của Phan Phu Tiên khi đánh giá về các sự kiện liên quan đến nhà Trần, nhưng quan điểm khơng mấy sâu sắc nên khơng có nhiều ảnh hưởng đến đời sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 130 - 131)