Bản Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Việt Nam, Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 69)

Từ đặc điểm này, chúng tôi nhận định bản Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam khả năng là bản Quốc tử giám nhà Nguyễn. [115]Nhưng trong bản A.3/1-4, bố cục của bài Đại Việt sử ký tục biên thư lại được đặt sau Phàm lệ, trước Mục lục. Rất có thể Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam đã chủ động thay đổi vị trí của nó tới sau bài của Lê Hy để thống nhất quy cách với bản Démiville.

Bản này có chữ húy nhà Nguyễn gồm chữ ―Chủng ‖ thiếu ―Hòa ‖ khắc chữ là ―Trọng ‖; chữ ―Thời ‖ thiếu ―Nhật khắc chữ là ―Tự ‖; chữ ―Tông  ‖ thiếu nét ―Nhất ‖, niên hiệu ―Sùng Trinh ‖ ―Sùng Khang ‖ vẫn thiếu một nét Nhất này. Chữ ―Chủng ‖ là tên húy của vua Gia Long, chữ ―Tông‖ là chữ tên húy của vua Thiệu Trị, chữ ―Thời ‖ là chữ tên húy của vua Tự Đức.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các bản Quốc tử giám thời Nguyễn, kí hiệu thư viện số A.3/1-4 và bản NCQB, kí hiệu thư viện số VHv.2330-2336 giống nhau về nội dung. Tuy nhiên, bản VHv.2330-2336 chữ không bị bớt nét và cũng khơng có chữ huý của triều Nguyễn. Ngược lại, bản Quốc tử giám, kí hiệu thư viện số A.3/1-4 có khả năng đã được người thời Nguyễn khoét bỏ nét chữ trong tên huý và thay đổi trang bìa từ NCQB mà thành, xem ảnh 1.19, 1.20, 1.21 sau:

Ảnh 1.19,1.20,1.21: Từ trái sang phải: Bản Démiville; VHv.2336 bản bổ chưa khoét; Bản Hội Bảo tồn Di sản chữ Nơm Việt Nam có kht chữ húy

khắc lại giống với nguyên bản để bảo đảm sự thống nhất. Nhưng nét chữ đã bị khoét to hơn chữ khắc bản bổ sung. Chúng tôi tạm thời kết luận, năm Tự Đức thứ 2

(1849), triều Nguyễn đã khoét nét và bộ thủ của chữ húy, bổ sung bản thiếu và thay đổi trang bìa để thành bản khắc in Quốc tử giám. Xem ảnh 1.22,1.23,1.24,1.25 như sau:

Ảnh 1.22忠VHv.2332 quyển 5, bản bị khoét chữ Ảnh 1.23: Bản Quốc tử giám bổ sung

Năm Tự Đức thứ 91856Phan Thanh Giản xin in lại Đại Việt sử ký, tức là in lại bản Quốc tử giám, đồng thời xin ra lệnh tra cứu bản sớm hơn, tức là bản khắc in thời Lê Trung hưng. Vua liền đồng ý.

Sung chức Việt sử Tổng tài là bọn Phan Thanh Giản đem những công việc làm sử tâu xin: (xin in ra nguyên bản bộ Đại Việt sử ký phát giao cho để tra xét. Xin viện Tập hiền ở Nội các soạn ra những sách nên cần để đủ tra cứu. Xin phái người ra Bắc Kỳ tìm kiếm những sách Dã sử của các nhà chứa riêng và sự tích từ sau khi nhà Lê trung hưng, cùng là những phả ký tạp biên của các nhà có danh tiếng). Vua y cho. [41]

Thơng tin trên cho biết trong thời Tự Đức đã hai lần in lại bản Quốc tử giám

ĐVSKTT, đó là năm thứ 2 và năm thứ 9. Chúng ta không xác nhận được thời điểm

của bản A.3/1-4 in trong năm nào, nhưng thấy bản A.3/1-4 có 5 ấn chương của người thu nhận, cho biết bản này có khả năng là bản đầu tiên in trong năm Tự Đức thứ 2 (1849).

Dưới đây là VHv.2330-2336 và bản Quốc tử giám A.3/1-4 bị khoét mất nét chữ trong chữ tỵ huý. Xin xem từ trái sang phải trong hình, trong đó điều đáng chú ý nhất là chữ ―Tông‖. Ở ảnh đầu chữ Tông bị khoét bớt một nét ngang của chữ Tơng, cịn hai ảnh sau chữ Tông vẫn giữ nguyên, không bị mất nét. Xem ảnh 1.26,1.27,1.28 :

Ảnh 1.26, 1.27, 1.28, từ trái đến phải:

① ; ;  [96]

Bản Démiville, VHv.2333 khắc lại thời Lê Trung hưng, bản Quốc tử giám khoét nét chữ húy Khảo sát ba ảnh trên, chúng ta xác nhận được quá trình phát triển của văn bản khắc in của bản ĐVSSTT từ thời Lê Trung hưng đến thời Tự Đức nhà Nguyễn.

2.2.3.4. Bản in lại bản khắc Quốc tử giám

Như vậy, chúng ta đã thấy rõ rằng trong năm thứ 2 và thứ 9 của niên hiệu Tự Đức bản Quốc tử giám đã được in ít nhất hai lần, nhưng trên các bản in hiện có đều khơng ghi thời gian in sách cụ thể. Thực tế, các bản in lưu trữ hiện nay có nhiều bản được khắc bổ sung, trong đó bản A.3/-4 được khắc bổ sung ít nhất. Ngồi ra, cịn có hai bản in sau đã bổ sung nhiều nội dung hơn bản A.3/-4.

Trước tiên là bản VHv.179 lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ván khắc đã thiếu nhiều, nên được bổ sung và khắc in. Sau đó là những bản khắc mộc bản thiếu mất thì được khắc bổ sung, và khoét bỏ nội dung trên văn khắc. Thư viện Quốc gia Việt Nam đã lưu trữ một bản in của bản này, hiện cịn có 8 quyển. [116]①

Hai bản in thuộc một bộ bản khắc nhưng thơi điểm in ra khác và bổ sung ván đã thiếu riêng.

Ảnh 1.29 là bản khắc bổ sung lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Chữ ―Thời ”khắc là ―tự ‖, chữ ―Tông ‖ khoét mất một nét ―Nhất ‖. Tuy nhiên, mặc dù người khắc có ý thức khắc chữ theo bản gốc, nhưng vẫn theo thói quen mà khắc chữ húy của nhà Nguyễn, ―Thực lục ‖ là ―Thực lục ‖, ‖Thời Tư khấu Lê Khắc

Phục ‖ khắc thành ―Thần Tư khấu Lê Khắc Phục   ‖. Ảnh 1.30 là

ảnh bản Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam, tức là bản Quốc tử giám chỉ khoét nét chữ và những bộ thủ, trang này giống với bản VHv.179 lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

① Bản này đã công bố trên Wedsite, Dự án số hóa kho tàng thư tịch cổ văn hiến Việt Nam 

http://lib.nomfoundation.org/collection/1/subject/ 2 . Gồm các quyển 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, ký hiệu

lần lượt là R3653, R255, R256, R3650, R3558, R3559, R3557, R3113. Bản này giống với bản A.2694 tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.

Ảnh 1.29忠Bản Thư viện Quốc gia Ảnh 1.30忠Bản Quốc tử giám Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam

Bản Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng có tình hình kht nét chữ trên bản khắc như ảnh 1.31, 1.32 sau, dòng 4 khuyết chữ Thập tam nhật trừ nội ngoại đại

tiểu quan viên ; dòng 5 khuyết chữ Lục nhân kỳ khinh xá đồ lưu tội Phan Qúy Khanh ; dòng 6 thiếu chữ: Thị hầu mạng văn quan hành lễ .

Ảnh 1.31: Bản khoét chữ bản khắc của bản Thư viện Quốc gia Ảnh 1.32: Bản Démiville [42, tr. 330]

VHv.1499 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm giống với bản Thư viện Quốc gia, [44] có bổ sung và tự dạng giống bản Thư viện Quốc gia, hai bản này có lẽ được khắc in cùng thời gian.

Bản Thư viện Quốc gia Việt Nam bổ sung nhiều bản khắc trên cơ sở VHv.179, khoảng cách thời gian cụ thể giữa hai lần in chắc là khơng ngắn. Vì bản Démiville và bản A.3/-4 Quốc tử giám còn lưu trữ đến hiển nay và nội dung rất hồn chỉnh, thì các bản khắc in Quốc tử giám ở thời Nguyễn có giá trị sử liệu bình thường, chỉ có giá trị khi nghiên cứu in sách và văn bản học ở thời Nguyễn mà thôi.

Theo giới thiệu của bộ sách Mộc bản triều Nguyễn đề mục tổng quan, hiện ở Việt Nam còn lưu trữ mộc bản khắc của ĐVSKTT gồm 330 ván. Vào năm 2006, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV dùng mộc bản in thành bản giấy rồi cất mộc bản vào kho, niêm phong lại. Bản khắc này cũng có chữ Tơng bị khuyết ngang để tránh tên húy vào thời Nguyễn. Bản in mới như ảnh 1.33, 1.34 sau:

Ảnh 1.33, 1.34: Bản Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV in năm 2006

2.2.3.5. Bản lưu trữ tại Đại học Tenri 忠忠忠忠 ở Nhật Bản

Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu một bản rất đặt thù, đó là bản lưu trữ tại trường Đại Học Tenri  ở Nhật Bản. Thư viện của Keio University  đã lưu trữ bản photo của bản này. Chúng tôi xin đi sâu tìm hiểu về tình của văn bản. Bản này hiện còn 16 cuốn là do các bản khác hợp thành, bao gồm:

Bản thứ 2, Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư quyển 2, chép thời Lê Trung hưng; Bản thứ 3, Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư quyển 3 và 4, bản Đại Việt sử ký; Bản thứ 4, Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư quyển 5 và 6, bản Quốc tử giám. Bản thứ 5, Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư quyển 7, chép thời Lê trung hưng; Bản thứ 6, Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư quyển 8 và 9, bản Đại Việt sử ký

toàn thư;

Bản thứ 7, Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư quyển 9 và 10, bản Quốc tử giám, quyển 9 đã giống với bản thứ 6, quyển 9 là bản Đại Việt sử ký toàn thư và quyển 10

là bản Việt sử.

Bản thứ 8, Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục quyển 11, bản Quốc tử giám; Bản thứ 9, Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục quyển 12, bản Quốc tử giám; Bản thứ 10, Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục quyển 13, bản Quốc tử giám; Bản thứ 11, Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục quyển 14, bản Quốc tử giám; Bản thứ 12, Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục quyển 15, bản Quốc tử giám; Bản thứ 13, Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục quyển 16 và 17, bản Quốc tử giám; Bản thứ 14, Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục quyển 18 và 19, bản Quốc tử giám; Bản thứ 15, Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư quyển 1, chép thời Lê Trung hưng; Bản thư 16, Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư quyển 2, 3, 4, 5, bản Đại Việt sử ký

toàn thư;

Theo trên, chúng ta nhận thấy bản này do hai bản in và một bản chép tay hợp thành. Bản thứ 1, 2, 5, 15 là bản chép thời Lê Trung hưng, bản này khơng có chữ húy nhà Nguyễn. Bản thứ 4, từ 8 đến 14, đều thuộc bản Quốc tử giám, chữ Tông  và Thời bị khoét một nét và bộ thủ. Bản thứ 6 và 16 thuộc bản Đại Việt sử ký tồn

thư, giống với bản đó trong bản Démiville, Xét về tự dạng, có thể thấy được đây là

hai bản in thuộc một bản tiêu khắc. Bản trường Đại học Thiên Lý chỉ có 6 quyển thuộc bản ĐVSKTT và nội dung đó trong bản Démiville đều có, Bản trường Đại học Thiên Lý khơng có liên quan tới bản Việt sử.

Tổng kết lại, diễn biến của hệ bản bộ ĐVSKTT có thể được sơ đồ hóa qua bảng dưới đây.

DIỄN TIẾN HỆ BẢN ĐVSKTT

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát các văn bản ĐVSKTT hiện cịn, chúng tơi xin đưa ra nhận định rằng bản Démiville, là bản NCQB, đồng thời cũng là bản sớm nhất và quan trọng nhất hiện còn, nội dung của nó được hợp thành từ bản Đại Việt sử ký toàn thư và bản Việt sử.

Các bản sách lưu trữ hiện nay cho thấy bộ sử ĐVSKTT được khắc và in ấn nhiều lần qua các đời, sớm nhất là vào năm Chính Hịa thứ 18 (1697) như in trong sách. Đây là lần in khắc in quy mô nhất, quan trọng nhất, nên được lưu truyền và in ấn lại nhiều lần về sau. Tuy nhiên, bản in ấn ĐVSKTT hiện cịn thì bản NCQB lưu trữ tại Pháp là văn bản tốt nhất, được in khắc trên cơ sở kế thừa các bản khắc thời Chính Hịa được in vào thế kỷ 18 thuộc thời Lê Trung hưng. Hiện tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm có bản ĐVSKTT kí hiệu VHv.2330-2336 gần với bản in NCQB bản Démiville. Đến thời Nguyễn ĐVSKTT vẫn tiếp tục được in khắc.

Chương 3

CÁC THỂ BIÊN SOẠN CỦA ĐVSKTT

Về văn bản ĐVSKTT, ở Việt Nam thời Lê Trung hưng hiện có ba bản khắc in, trong đó, bản Démiville là bản sớm nhất và hoàn thiện nhất, thường được gọi là bản Nội Các quan bản. Vì sự đặc biệt đó, các học giả trong và ngồi Việt Nam đều sử dụng nội dung của bản Démiville, tức là bản chữ Hán và bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1993. Trong bản Démiville của ĐVSKTT, chúng tơi phát hiện có nhiều loại Thể biên soạn sử học, ví dụ Kỷ , Ngoại kỷ ,

Bản kỷ , Thực lục , Tục biên , các thể biên soạn do sử gia nhiều đời làm và hợp thành một chỉnh thể trong bộ quốc sử ĐVSKTT. Chương này sẽ khảo sát các thể biên soạn của ĐVSKTT trong bản Démiville. ①

Học giả Đặng Đức Thi có mấy bài khảo sát tư tưởng Nho giáo của các sử gia, nhưng chưa lưu ý các thể biên soan, thể biên soạn cùng quan điểm cấu thành tư tưởng soạn sử của sử gia. [33]

3.1. Thể biên soạn của Lê Văn Hưu

Năm Thiệu Long thứ 15 (1273) của Trần Thánh Tông, Lê Văn Hưu biên soạn bộ sách sử Đại Việt sử ký:

Mùa xuân, Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu vâng lệnh soạn thành Đại Việt sử ký, từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hồng, có 30 quyển. Vua ban chiếu truyền thưởng. [38, tr. 38]

Theo Nghệ văn chí trong bộ sử Đại Việt thơng sử của Lê Q Đơn và Văn

tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, bộ Đại Việt sử ký

tức là bộ sử thứ nhất của lịch sử cổ đại Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế trước đó đã có, nhưng bị thất lạc. Năm 1479, Ngơ Sĩ Liên soạn sách ĐVSKTT 15 quyển, dựa trên hai bộ

① Trong nghiên cứu sử học, các học giả đã dùng các khái niệm Thể lệ, Thể tài, Thể chế để nói về các Kỷ

truyện thể, Biên niên thể, Bản kỷ, Thế gia, Thư, Biểu, Liệt truyện v.v..., Các khái niệm trên chưa được thống

nhất, nên chúng tôi không dùng khái niệm cụ thể mà dùng khái niệm tổng quan là THỂ biên soạn. Tham khảo bài Tích luận bài Hà Cừ Thư của Sử Ký, tác giả là Nguyễn Chi Sinh, Đại lịch sử học báo Đài Loan, số 15, năm 1990, tr. 65-80. [64]

sách sử Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên. Năm Quang Thiệu thứ 5 (1520), Đặng Minh Khiêm, trong bài tựa của Thoát hiên Vịnh sử thi

tập, đã ghi chép nhiều sách sử, nhưng chưa có Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu:

Trong năm Hồng Đức tôi vào sử qn, có chí hướng soạn sách thuật cổ, nhưng sách bảo tàng trong các đã bị binh hỏa nhiều lần, nên thiếu khuyết nhiều. Chỉ thấy duy nhất bộ tồn thư, đó là sách ĐVSKTT của Ngơ Sĩ Liên, Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên, Việt Điện u linh tập lục của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp mà thơi. 

 [46]

Theo trích dẫn trên, chúng tôi cho rằng, vào thời Đặng Minh Khiêm, bộ sử

Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đã mất và không được lưu trữ.

Ngô Sĩ Liên đã ghi chép nhiều nội dung từ Đại Việt sử ký vào bộ sử của mình, và dẫn dụng nhiều lời bình của Lê Văn Hưu. Dựa theo các lời bình của Lê Văn Hưu này, chúng tôi khảo sát thể biên soạn và các vấn đề khác về Đại Việt sử ký.

Thể biên soạn quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất của Lê Văn Hưu là lựa chọn tên sách là Sử ký. Thể biên soạn này kế thừa Phan Phu Tiên và Ngơ Sĩ Liên, có nghĩa là ĐVSKTT của Ngơ Sĩ Liên là bộ sử quan trọng nhất trong lịch sử cổ đại Việt Nam.

Sử ký là một loại sách sử trong thời Tiên Tần. Thời Tây Hán, Tư Mã Thiên đã

biên soạn một cơng trình lớn đầu tiên gọi tên là Thái sử công thư; tới thời Ngụy

Tấn, Thái sử công thư được đổi tên thành Sử ký. Như vậy có nghĩa là, Sử ký vốn là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của gử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư. (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w