Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng BSC và KPIs tại ngân hàng TMCP công thương việt nam vietinbank (Trang 53 - 56)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam Việt Nam

- Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

- Tên đăng ký Tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

- Tên giao dịch: VietinBank

- Giấy phép thành lập: Số 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 0100111489, do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lần đầu 03/07/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 29/04/2014

- Vốn điều lệ: 37.234 tỷ đồng (31/12/2017) - Vốn chủ sở hữu: 63.765 tỷ đồng (31/12/2017)

- Hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. “Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được hình thành từ Vụ Tín dụng Công thương nghiệp của NHNN, các chi nhánh được lập trên cơ sở Phòng Tín dụng Công thương nghiệp NHNN tỉnh, thành phố, quận, thị xã, huyện từ tháng 7 năm 1988 sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký quyết định 53/HĐBT về việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng hai cấp và thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Sau hơn 2 năm hoạt động, ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 402/HĐBT chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công

Việt Nam. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN chuyển đổi Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”. Sự hình thành và phát triển của VietinBank cho đến nay có thể được chia 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ tháng 7/1988-2000

Giai đoạn này, VietinBank tập trung xây dựng và phát triển các nguồn lực ngân hàng, phát triển màng lưới, thành lập một số công ty con, ngân hàng liên doanh Indovina; Là ngân hàng đầu tầu ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động. Ngân hàng tập trung chủ yếu vào khu vực quốc doanh thuộc các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp và vật tư (chiếm 76,4%). Ngoài sản phẩm truyền thống, VietinBank đã phát triển những sản phẩm mới như: Cho thuê tài chính, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối, bảo lãnh, nhận ủy thác. Ngoài ra, VietinBank còn tham gia thị trường tài chính, đấu thầu thị trường dài hạn, thị trường chứng khoán và thực hiện mua bán giấy tờ có giá.”

Giai đoạn 2: Từ năm 2001-2008

“Thực hiện Chỉ thị số 09/2000/CT-NHNN18 ngày 23/08/2000 của Thống đốc NHNN về xây dựng đề án củng cố NHTM Nhà nước, Ngân hàng Công Thương đã xây dựng “Đề án cơ cấu lại tổ chức và hoạt động Ngân hàng Công Thương đến năm 2010 và Đề án xử lý nợ tồn đọng đến 2005 và 2010” và đề án xử lý nợ tồn đọng 2001-2005 và 2006-2010. Về cơ bản, sau 5 năm thực hiện Đề án, Ngân hàng không những hoàn thành xỷ lý nợ tồn đọng mà còn làm lành mạnh tình hình tài chính, từng bước củng cố bộ máy, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn và hiệu quả.”

Giai đoạn 3: Từ năm 2009 đến nay

“VietinBank thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, hiện đại hóa, chuẩn hóa các mặt hoạt động ngân hàng. Đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tổ chức thành mô hình ngân hàng cổ phần, quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế. Trong giai đoạn này, Ban lãnh đạo Ngân hàng nhận thức rõ tầm quan trọng của hội nhập quốc tế trong việc phát triển ngân hàng, xây dựng chiến lược với tầm nhìn mới, phát triển VietinBank thành một ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh

vực. Ngân hàng đã cổ phần hóa thành công và trở thành Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Tăng cường phát triển mạng lưới ra nước ngoài, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.”

“Như vậy, từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng đã trải qua các giai đoạn phát triển, luôn bám sát định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế đất nước. Đến nay, VietinBank là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam và là chủ lực trong nền kinh tế, đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.”

Hiện nay, VietinBank là một trong số NHTM cổ phần mà Nhà nước nắm giữ 64% vốn điều lệ, có hệ thống mạng lưới trải rộng trên toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 155 chi nhánh, gần 1.000 phòng giao dịch. Trên thị trường quốc tế, VietinBank hội nhập mạnh mẽ với sự hiện diện của 2 chi nhánh ở Đức, 1 ngân hàng con 100% vốn tại Lào và 1 văn phòng đại diện ở Myanmar. Có 7 công ty hạch toán độc lập là: Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Công ty TNHH MTV Chuyển tiền Toàn cầu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, và Ngân hàng TNHH Công thương Việt Nam tại Lào, Ngân hàng liên doanh Indovina. Có 3 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm thẻ, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. VietinBank có quan hệ đại lý với trên 1000 định chế tài chính tại trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngoài ra, VietinBank là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000, tham gia là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu

2017 cũng đánh dấu bước chuyển đổi thành công hệ thống CoreBanking mới và 11 dự án công nghệ thông tin, đưa VietinBank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Năm 2017, VietinBank lần thứ 6 liên tiếp lọt vào danh sách Forbes Global 2000 (Top 2000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới) do Tạp chí uy tín Forbes của Mỹ công bố; VietinBank là ngân hàng giữ thứ hạng cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam được xếp hạng trong “Top 1000 Ngân hàng toàn cầu 2017” theo đánh giá của The Banker. Đặc biệt, VietinBank lần thứ 5 lọt vào Top 500 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới với giá trị thương hiệu đạt 252 triệu USD, sức mạnh thương hiệu A+ theo công bố toàn cầu của Brand Finance. Trong năm 2017, hai hang xếp hạng tín nhiệm là Moody và Fitch đã nâng triển vọng xếp hạng VietinBank từ mức “Ổn định” lên mức “Tích cực”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng BSC và KPIs tại ngân hàng TMCP công thương việt nam vietinbank (Trang 53 - 56)