Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Công thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng BSC và KPIs tại ngân hàng TMCP công thương việt nam vietinbank (Trang 59 - 60)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam

Cơ cấu tổ chức hệ thống tổ chức của Ngân hàng được phân thành ba vòng kiếm soát:

- Vòng kiểm soát thứ nhất bao gồm các phòng ban nghiệp vụ tại TSC, chi

nhánh, các đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện chịu trách nhiệm chủ động quản lý, kiểm soát rủi ro trong mọi hoạt động tác nghiệp hàng ngày tại đơn vị;

- Vòng kiểm soát thứ hai là Khối Quản lý rủi ro có vai trò tham mưu, giúp

việc HĐQT, Ban điều hành xây dựng các chính sách quản trị rủi ro, giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý và kiểm soát ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của NH; thúc đẩy, hỗ trợ và giám sát liên tục việc quản lý rủi ro của Vòng kiểm soát thứ nhất. Vòng kiểm soát thứ nhất và thứ hai có trách nhiệm báo cáo công việc lên Ban điều hành.

+ Ban Điều hành bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và có sự thông qua của NHNN Việt Nam (NHNN). Tổng Giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng. Ban điều hành có trách nhiệm báo cáo công việc lên Hội đồng quản trị.

+ Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cấp cao nhất của VietinBank, với nhiệm kỳ 5 năm, có toàn quyền nhân danh VietinBank để quyết định, thực hiện các quyền nghĩa vụ liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Cơ cấu Hội đồng quản trị bao gồm 1 Chủ tịch và các Ủy viên chịu trách nhiệm quản trị VietinBank trước các cổ đông. Các ủy ban (UB) giúp việc cho HĐQT gồm (i) UB quản lý tài sản nợ có (ALCO); (ii) UB quản lý rủi ro; (iii) UB nhân sự, tiền lương và khen thưởng; (iv) UB chính sách. Các ủy ban hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của từng ủy ban do HĐQT ban hành.

bộ, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban điều hành. Mặt khác, Tổng giám đốc cũng đồng thời là Ủy viên HĐQT, do vậy luôn đảm bảo sự giám sát của HĐQT trong hoạt động điều hành. Tại các phiên họp của HĐQT, TGĐ báo cáo về mọi mặt hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra HĐQT yêu cầu Ban điều hành báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, các Nghị Quyết, Quyết định của HĐQT. Ngoài ra, việc giám sát của HĐQT còn được thể hiện thông qua hoạt động của bộ máy giám sát thuộc Ban kiểm soát. HĐQT giao Ban kiểm soát định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT.

- Vòng kiểm soát thứ ba là Phòng kiểm toán nội bộ, có vai trò giám sát, đánh

giá độc lập hệ thống kiếm soát nội bộ và đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo Ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

Phòng kiểm toán nội bộ có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Ban kiểm soát của VietinBank. Ban kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cho các cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Ngân hàng, chịu trách nghiệm trước Đại hội đồng cổ đông thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Có thể thấy ngân hàng cơ cấu theo 3 vòng rõ rệt, các đơn vị kinh doanh là vòng 1 được kiểm soát chặt chẽ qua các vòng 2, 3. Cơ cấu này thể hiện ngân hàng có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, có thể giúp đảm bảo việc đạt được các mục tiêu và chiến lược của Ngân hàng, và đảm bảo việc Ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu lợi nhuận dài hạn, và duy trì việc báo cáo tình hình tài chính và quản trị đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng BSC và KPIs tại ngân hàng TMCP công thương việt nam vietinbank (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)