6. Kết cấu của luận văn
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Nam giai đoạn 2015- 2017
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, VietinBank đã chứng minh tính đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước khi chuyển mô hình ngân hàng từ một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp và hình thành một mạng lưới ngân hàng thương mại rộng lớn dưới sự quản lý và giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhờ vậy mà hệ thống ngân hàng đã thực hiện được nhiệm vụ to lớn của mình là hỗ trợ
đắc lực cho sự phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế, cho việc cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
Với tầm nhìn thống nhất, xuyên suốt từ giai đoạn 2015- 2017, VietinBank đã trở thành một Tập đoàn tài chính dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế. Hoạt động kinh doanh của VietinBank được đánh giá là hiệu quả bởi kết quả các chỉ tiêu kinh doanh chính liên tục tăng qua các năm, đó là các chỉ số về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng, và chỉ số hiệu suất lợi nhuận: ROA và ROE. Dưới đây là bảng tóm tắt kết quả kinh doanh của VietinBank từ năm 2015 đến 2017:
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 2016 so với 2015 2017 so với 2016
tỷ đồng % tỷ đồng % Tổng tài sản 779.483 948.568 1.095.061 169.085 21,69% 146.493 15,44% VCSH 56.110 60.307 63.765 4.197 7,48% 3.458 5,73% Vốn điều lệ 37.234 37.234 37.234 0 0 0 0 Tổng NV huy động 711.785 870.163 1.011.314 158.378 22,25% 141.151 16,22% Tổng dư nợ TD 609.652 712.642 840.156 102.990 16,89% 127.514 17,89% Nợ xấu/dư nợ TD (%) 0,81 0,93 1,07 Lợi nhuận trước thuế 7.345 8.454 9.206 1.109 15,10% 752 8,90% ROA (%) 1 1 0,9 ROE(%) 10,3 11,8 12,02
Các kết quả kinh doanh chính như lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của VietinBank có sự chuyển biến tích cực từ năm 2015 đến 2017 do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Lợi nhuận từ năm 2015 sang 2016 tăng hơn 1 nghìn tỷ đồng xấp xỉ 15%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do sau cổ phần hóa ngân hàng phát triển mạnh mẽ và hoạt động hiệu quả. Sang năm 2017, với những chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ước đạt 9.206 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông. Điều này cho thấy, giai đoạn 2015-2017 VietinBank có một chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Vốn chủ sở hữu ngân hàng cũng tăng liên tục qua các năm, VietinBank duy trì vị thế là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần dẫu đầu về chủ sở hữu từ năm 2013. Năm 2015 vốn chủ sở hữu là 56.110 tỷ đồng, đến 31 tháng 12 năm 2017, vốn chủ sở hữu của VietinBank đạt 63.765 tỷ đồng tăng xấp xỉ 14%. Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng lại đóng vai trò quan trọng, là cơ sở cho các hoạt động kinh doanh của VietinBank. Đây là một phần trong nguồn lực, cũng là yếu tố quan trọng tạo nên uy tín và thương hiệu VietinBank - ngân hàng lớn và được công chúng đặt niềm tin ở mức vốn chủ sở hữu cao nhất ngành hiện nay.
Chỉ tiêu tổng tài sản của VietinBank cũng tăng truởng liên tục trong giai đoạn này thông qua việc ngân hàng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, văn phòng giao dịch, đất đai tòa nhà và hiện nay quy mô tổng tài sản VietinBank đã lên đến 1.095.061 tỷ đồng, dẫn đầu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Trong 3 năm từ 2015 đến 2017, chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động tăng dần, có thể thấy mức tăng trưởng bền vững về hoạt động huy động vốn của VietinBank. Năm 2017, ngân hàng đã áp dụng nhiều giải pháp, với biểu lãi suất huy động hấp dẫn, doanh số vốn huy động đạt 1.011.314 tỷ đồng, tăng trưởng gần 16% so với năm 2016, đạt 102% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Nếu tính 2017 so với 2015, tốc độ tăng là 42%, cho thấy khả năng huy động vốn của VietinBank trong những năm qua khá tốt. Con số tăng trưởng này không quá cao nhưng phù hợp với sự phát triển chung của VietinBank. Hoạt động huy động vốn của VietinBank trong thời gian qua nằm trong mục tiêu tái cấu trúc vốn huy động. Với mục tiêu này, ngân
hàng mong muốn chỉ tiêu huy động của ngân hàng tăng mạnh về quy mô và tối ưu hóa cơ cấu: chi phí, kỳ hạn, loại tiền; Thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp, bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các dịch vụ thu hộ, tiền gửi không kỳ hạn; Khai thác nguồn vốn quốc tế dài hạn, ổn định từ các dự án ODA, các dự án đầu tư nước ngoài, phát hành trái phiếu, vay vốn tập đoàn tài chính quốc tế.
Bảng 2.1. cho thấy tổng dư nợ tín dụng của VietinBank tăng trưởng tốt qua các năm. Từ năm 2015 đến 2017, tăng trưởng qua từng năm lần lượt là: 16,9% và 17,9%. Năm 2015, dư nợ tín dụng đạt 840.156 tỷ đồng, tăng 840.156 tỷ đồng so với năm 2011 là 609.652 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng tại VietinBank trong những năm qua có mức tăng trưởng tốt, cơ cấu dư nợ dịch chuyển theo hướng tích cực, hướng chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích một số ngành nghề mũi nhọn, danh mục cho vay khách hàng cá nhân đa dạng.
Trong giai đoạn 2013 - 2015, việc áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN- “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” đã có tác động rõ rệt lên các khoản dư nợ cho vay, đầu tư làm nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, đến thời điểm 31/8/2015, nợ xấu của VietinBank vẫn nằm trong tầm kiểm soát và luôn ở mức an toàn. Ngân hàng luôn có gắng duy trì tỷ lệ Nợ xấu/Dư nợ tín dụng ở mức xấp xỉ hoặc dưới 1%. Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức an toàn, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngành Ngân hàng. Trong “bức tranh” về nợ xấu của của hệ thống ngân hàng Việt Nam, VietinBank đã đóng góp một phần lớn giúp tạo nên điểm sáng về xử lý nợ xấu. Điều này càng khẳng định niềm tin và uy tín thương hiệu VietinBank đối với cổ đông, khách hàng.