Các hình thức xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

1.3.1. Các hình thức xuất khẩu lao động.

a) Phân loại theo địa lí biên giới giữa các quốc gia. Xuất khẩu lao động ra ngoài nước

Đây là hình thức đưa người lao động ra nước ngồi thơng qua các hợp đồng lao động đã ký với chủ sở hữu lao động ở bên nước ngoài. Theo đó, người lao động phải sang tận bên nước đó làm việc. Hình thức này là chủ yếu đi dưới dạng tu nghiệp sinh (TNS) và lao động kỹ thuật. Khi hết hạn hợp đồng người lao động buộc phải về nước. Đây là hình thức phổ biến nhất. Xuất khẩu lao động giáp ranh. Đây là hiện tượng người lao động ở các nước có chung biên giới. Người lao động làm việc tại quốc gia láng giềng, sau đó lại trở về nhà mình để ở, nghĩa là khơng kèm theo sự thay đổi về chỗ ở. Hình thức này phổ biến ở các nước trong liên minh Châu Âu hoặc các nước trong khối ASEAN như Singapore và Malaysia.

Xuất khẩu tại chỗ

Theo hình thức này thì người lao động khơng cần phải ra ngồi phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình. Hình thức này chủ yếu hiện nay là gia cơng cho nước ngồi tức là dùng nhân lực tại chỗ để gia công chế biến sản phẩm, bán thành phẩm theo yêu cầu của nước ngồi để tạo cơng ăn việc làm ngay trong nước, tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm thơng qua các hợp đồng với nước ngồi. XKLĐ tại chỗ hiện nay rất phổ biến, thu hút được một lượng lớn lao động trong nước tham gia đặc biệt là trong khu vực FDI, và các khu vực sản xuất hướng tới xuất khẩu, các khu công nghiệp, chế xuất hay cho các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi.

b) Phân loại theo loại hình lao động.

Lao động làm việc trên biển (thuyền viên): Đây là loại lao động có cường độ làm

vậy, cơng việc này địi hỏi thuyền viên phải có thể lực tốt, chịu được sóng gió, có tay nghề và kinh nghiệm, có tác phong sản xuất cơng nghiệp, có vốn ngoại ngữ khá để thực hiện chuẩn xác mệnh lệnh của thuyền trưởng.

Thợ xây dựng: Người lao động thường làm cho các ông chủ xây dựng và chủ yếu

làm tại công trường. Đây là công việc nặng nhọc, phần lớn lao động diễn ra ngồi trời. Cơng nghệ xây dựng và máy móc hiện nay khá hiện đại, các khâu của quá trình làm việc được chun mơn hóa cao, tổ chức thi công trên công trường rất khoa học và chặt chẽ, kỹ thuật lao động nghiêm khắc tuy nhiên tiền công thường không cao.

Công nhân nhà máy: Người lao động chủ yếu làm trong các nhà máy hoặc phân xưởng. Thơng thường thì những người lao động được làm trong các nhà máy có trình độ tự động và chun mơn khá cao, các cơng nhân trong q trình sản xuất được bố trí hết sức chặt chẽ, địi hỏi người lao động phải có sức bền để chịu đựng cường độ lao động cao, tinh thông nghề nghiệp và ý thức kỷ luật để hịa nhập với cơng nhân cũng như kịp tiến độ lao động. Phần lớn số lao động này được chủ lao động tuyển chọn trực tiếp với quy trình chặt chẽ.

Lao động giúp việc gia đình: Đây là cơng việc mang tính đặc thù khơng địi hỏi người lao động có trình độ chun mơn nhưng người lao động phải thông thạo ngôn ngữ đủ để giao tiếp hàng ngày. Đây là công việc vất vả và đòi hỏi sự tỉ mẩn, thành thạo các công cụ sinh hoạt, chăm chỉ, trung thực và tận tụy với công việc.

Lao động chăm sóc người bệnh tại gia đình hoặc trại dưỡng lão: Cơng việ địi

hỏi chất lượng lao động cao hơn, có khả năng giao tiếp, có kiến thức cơ bản về y tá, hộ lý. Đồng thời còn yêu cầu sự kiên nhẫn, cần cù.

c. Phân loại theo văn bản Nhà nước.

Hình thức đi tập thể: Hình thức này do các doanh nghiệp tổ chức dưới dạng nhận

thầu xây dựng cơng trình cơng nghiệp, nơng nghiệp, thủy lợi, dân dụng… ở nước ngồi. Hình thức này được thực hiện thông qua các nhà thầu của nước XKLĐ thắng thầu xây dựng ở ngoài nước. Sau khi đã thỏa thuận trong đó có vấn đề đưa

người lao động của nước xuất khẩu (chủ yếu là công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lí) sang nước nhận thầu làm việc; về các điều kiện sinh hoạt như ăn, ở, làm việc, các chi phí khác có liên quan đến lao động thì hai bên thực hiện hợp đồng. Phía NKLĐ sẽ cung cấp cho bên XKLĐ máy móc, trang thiết bị làm việc. Khi hợp đồng kết thúc thì lao động về nước.

Hình thức này có ưu điểm sau:

Do việc điều hành và thực hiện dự án chủ yếu là người trong nước do đó ít xảy ra hiện tượng bất đồng ngơn ngữ trong q trình làm việc, năng suất lao động được đảm bảo và nâng cao.

Đưa người lao động đi nhận thầu xây dựng ở nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho người lao động được rèn luyện, nâng cao tay nghề, tiếp thu trình độ quản lí tiên tiến trên thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng lao động trên trường quốc tế. Không những thế khi kết thúc q trình lao động tại nước ngồi, lao động về nước sẽ có trình độ tay nghề, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước.

Đi theo cá nhân: Hình thức này do các doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ được phép đưa lao động đi làm việc tại nước ngồi. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Hình thức này được thực hiện thơng qua các doanh nghiệp được hoạt động chuyên về XKLĐ, hoặc được bổ sung thêm chức năng XKLĐ. Các doanh nghiệp sẽ phải đào tạo cho người lao động về ngôn ngữ và những kỹ năng sống cần thiết trước khi người lao động nhập cư. Các doanh nghiệp của Việt Nam không trực tiếp quản lý những đối tượng lao động này mà là nhiệm vụ của các đơn vị tiếp nhận người lao động tại nước ngồi.

1.3.2. Các kênh chính của xuất khẩu lao động

Bản chất của hoạt động XKLĐ là tổ chức thực hiện việc “di trú thể nhân có tổ chức”, hợp pháp, xuất phát từ quy luật cung - cầu sức lao động, được thực hiện bởi các pháp nhân kinh tế của nước nhận và các nước cử lao động, trên cơ sở:

(1). Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về quan hệ cung – cầu lao động. Ví dụ như Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Malaysia, Việt Nam – Kinhdom of Saudi Arabia trước 1990 là Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa.

(2). Thỏa thuận giữa Tổ chức thuộc Chính phủ Việt Nam và Tổ chức phi Chính phủ nước ngồi. Ví dụ như Việt Nam – Nhật Bản.

(3). Thỏa thuận giữa Tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam và Tổ chức phi Chính phủ khu vực ngồi Việt Nam. Ví dụ như Văn phịng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội.

(4) Thỏa thuận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trên cơ sở phù hợp với luật pháp của hai nước như Vinamotor Việt Nam – Công ty Omni Vương quốc Anh. (5). Thỏa thuận giữa người lao động Việt Nam và nhà tuyển dụng nước ngoài dựa trên các điều khoản quy định tại Nghị định 81/2003 của Chính phủ Việt Nam, thơng tư 22/2003 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội.

Theo đó người lao động Việt Nam được các doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ cử đi làm việc ở nước ngồi được cư trú có thời hạn hợp pháp tại nước sở tại, và được hưởng các quyền lợi theo Luật lao động nước sở tại và Hợp đồng lao động ký giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Di trú thể nhân có tổ chức sẽ đạt quy mô lớn khi các Đại lý Việt Nam được thực hiên XKLĐ trong khuôn khổ các thỏa thuận (1), (2), (3). Còn thỏa thuận (4), (5) mang ý nghĩa “đột phá, thăm dị” nên quy mơ thực hiện còn nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)