Giai đoạn 2010 – nay: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)

2.1. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam

2.1.3. Giai đoạn 2010 – nay: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Từ năm 2010 đến nay, hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia tiếp tục được Chính phủ Việt Nam khẳng định là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh các

giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia cũng được coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phân xây dựng đội ngũ lao động phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hố.

Thực hiện chủ trương trên, Nhà nước đã cho phép nhiều loại hình doanh nghiệp được tham gia xuất khẩu lao động. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành các quy định để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác mở thị trường; xây dựng đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia mạnh; tăng cường đào tạo lao động và chuyên gia xuất khẩu; giảm chi phí cho người lao động; quy định cơ chế kiểm tra, xử lý vi phạm trong xuất khẩu lao động chặt chẽ hơn… Trong giai đoạn này, việc xây dựng văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động đã được chú trọng nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới nhằm tạo ra hệ thống văn bản pháp luật tương đối đồng bộ, đầy đủ, điều chỉnh được mọi hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngồi, phù hợp với tình hình thực tế trong nước và quốc tế, tăng cường được công tác quản lý xuất khẩu lao động và góp phần phát triển xuất khẩu lao động một cách bền vững trong những năm tới; đồng thời, thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động xuất khẩu lao động đã thơng thống hơn, cơ chế kiểm tra, xử lý chặt chẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, đồng thời, cũng tăng cường quản lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của Việt nam trong giai đoạn 2010 đến nay đã đạt được một số kết quả sau:

Tăng số lượng lao động đưa đi làm việc tại các thị trường truyền thống; mở rộng số lượng thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam: Từ năm 2010 đến hết 8 tháng đầu năm 2015 đã có hơn một triệu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi, trong đó, chỉ riêng 5 năm (từ 2010 đến tháng 8 năm 2015), đã có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi (bình quân khoảng 104.000 người/năm), chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm, trong đó lao động nữ chiếm 30%. Hiện nay, lao động Việt Nam đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loại.

Hình 2.1Error! No text of specified style in document.: Số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam từ 2001 đến 08/2015

(Nguồn: Phòng quản lý lao động- Cục quản lý lao động ngoài nước)

Giai đoạn 2015 – 2017 tiếp tục giữ vững kết quả XKLĐ trên 100.000 lao động của năm 2014. Cụ thể, năm 2015, cả nước có 115.980 lao động đi làm việc ở nước ngồi (trong đó có 38.640 lao động nữ), vượt 122% so với kế hoạch năm. Trong năm 2016, số lao động xuất khẩu đạt trên 126.000 người, tăng 8,6% so với năm 2015. Năm 2017, cả nước có 134.751 lao động xuất khẩu (trong đó, có 53.340 lao động nữ, chiếm 39,6%); vượt 28,3% so với kế hoạch năm và bằng 106,7% so với tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2016. Đây là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm.

Xét về ngành nghề của lao động xuất khẩu, một số thị trường có nhu cầu tuyển dụng một số nhóm ngành nghề mới mà Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt, có nhu cầu đưa đi như điều dưỡng, hộ lý và lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, ni trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động khi lựa chọn phương án đi làm việc ở nước ngoài.

Nếu như tại thời điểm cuối năm 2003, số lượng lao động được đào tạo nghề trước khi đi làm việc ở nước ngồi mới đạt khoảng 35%, thì đến nay tỷ lệ này đã đạt trên 70%. Công tác đào tạo người lao động trước khi đi đã được các doanh nghiệp quan tâm; hệ thống các trường, trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đã và đang được hình thành, phát triển.

Trong những năm gần đây Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, thoả thuận về hợp tác lao động với các nước và vùng lãnh thổ có tiếp nhận lao động Việt Nam nhằm tạo khung pháp lý để đưa lao động đi và quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam ở nước ngoài được tăng cường, chú trọng. Hệ thống quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bao gồm: Cơ quan đại diện ngoại giao, Ban Quản lý lao động hoặc tuỳ viên lao động/cán bộ chuyên trách quản lý lao động tại Cơ quan đại diện và đại diện của các doanh nghiệp. Hệ thống các Cơ quan đại diện đã có tại hầu hết các nước nhận lao động Việt Nam. Ngồi ra, ở các thị trường có nhiều lao động, phần lớn các doanh nghiệp đưa lao động đi đều có văn phòng đại diện để quản lý lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động.

Công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động xuất khẩu lao động được đẩy mạnh. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức của các cơ quan chính quyền và giúp ngừời lao động về hoạt động xuất khẩu lao động, tăng cường sự công khai, minh bạch trong xuất khẩu lao động; góp phần hạn chế được tình trạng lừa đảo trong xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)