3.1 Triển vọng và mục tiêu của xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp
3.1.2. Mục tiêu của xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam
Hoạt động XKLĐ luôn là một trong các hoạt động được Chính phủ Việt Nam coi trọng và tập trung phát triển. Chính phủ xác định hoạt động XKLĐ cần tiếp tục phát huy các thành tự vốn có, chuyển mạnh theo hướng chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Với giai đoạn 2015-2020, Chính phủ Việt Nam đưa ra định hướng cho XKLĐ như sau:
Về thị trường
Cần tập trung cao cho việc ổn định và phát triển bền vững thị trường khu vực Đông Bác Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Trong đó, chú trọng giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn ở cả 3 thị trường Đơng Bắc Á; giảm phí ở thị trường Đài Loan. Tăng cường việc chuẩn bị nguồn, cung ứng lao động cho các chủ sử dụng là các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài ở các nước Trung Đông, Bắc Phi, nhất là lao động có nghề. Tăng thị phần ở Belarutsia, Nga và một số thị trường mới tuy số lượng còn nhỏ, nhưng thu nhập của người lao động cao và ồn định.
Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi; Rà sốt để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình thực tế.
Về cơng tác chuẩn bị nguồn lao động:
Trong năm 2015, tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo lao động
xuất khẩu, bao gồm: hỗ trợ đào tạo một số nghề đặc thù, nghề đòi hỏi kỹ thuật cao mà thị trường lao động quốc tế có yêu cầu; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo tất cả người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đều được tham gia các lớp
bồi dưỡng kiến thức cần thiết về phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước tiếp nhận lao động.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cấp chính quyền tuyển chọn, đào tạo đủ nguồn lao động đi làm việc ở nước ngồi thơng qua việc cung cấp thông tin, tổ chức tư vấn tại địa phương để người lao động có đủ thơng tin khách quan tham gia xuất khẩu lao động.
Về công tác quản lý lao động:
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc ở
nước ngồi. Ngồi việc tăng cường cơng tác quản lý của các cơ quan đại diện, của Ban Quản lý lao động, sẽ xây dựng để thực hiện cơ chế quản lý lao động của doanh nghiệp phù hợp với từng thị trường tiếp nhận lao động, bảo đảm quản lý chặt chẽ, bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
Về công tác thanh tra, kiểm tra:
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động xuất khẩu lao động, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ, đặc biệt là tăng cường cơng tác quản lý của các cấp chính quyền địa phương đối với hoạt động tuyển chọn lao động trên địa bàn, ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi lừa đảo trong xuất khẩu lao động.
Về công tác thông tin tuyên truyền
Tăng cường công tác phổ biến luật, các văn bản quy định của pháp luật trong
lĩnh vực xuất khẩu lao động tới người dân, đặc biệt đối với các đối tượng là người lao động ở các huyện nghèo.
Về cơng tác triển khai chính sách hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ
Trong năm 2018, Bộ sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai rộng khắp Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Dự án “Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015.