Các kênh chính của xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 35)

Bản chất của hoạt động XKLĐ là tổ chức thực hiện việc “di trú thể nhân có tổ chức”, hợp pháp, xuất phát từ quy luật cung - cầu sức lao động, được thực hiện bởi các pháp nhân kinh tế của nước nhận và các nước cử lao động, trên cơ sở:

(1). Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về quan hệ cung – cầu lao động. Ví dụ như Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Malaysia, Việt Nam – Kinhdom of Saudi Arabia trước 1990 là Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa.

(2). Thỏa thuận giữa Tổ chức thuộc Chính phủ Việt Nam và Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài. Ví dụ như Việt Nam – Nhật Bản.

(3). Thỏa thuận giữa Tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam và Tổ chức phi Chính phủ khu vực ngoài Việt Nam. Ví dụ như Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội.

(4) Thỏa thuận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trên cơ sở phù hợp với luật pháp của hai nước như Vinamotor Việt Nam – Công ty Omni Vương quốc Anh. (5). Thỏa thuận giữa người lao động Việt Nam và nhà tuyển dụng nước ngoài dựa trên các điều khoản quy định tại Nghị định 81/2003 của Chính phủ Việt Nam, thông tư 22/2003 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội.

Theo đó người lao động Việt Nam được các doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ cử đi làm việc ở nước ngoài được cư trú có thời hạn hợp pháp tại nước sở tại, và được hưởng các quyền lợi theo Luật lao động nước sở tại và Hợp đồng lao động ký giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Di trú thể nhân có tổ chức sẽ đạt quy mô lớn khi các Đại lý Việt Nam được thực hiên XKLĐ trong khuôn khổ các thỏa thuận (1), (2), (3). Còn thỏa thuận (4), (5) mang ý nghĩa “đột phá, thăm dò” nên quy mô thực hiện còn nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)