Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam để cải thiện thực trạng xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 89)

2.3. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt

2.3.3. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam để cải thiện thực trạng xuất

theo kiểu “ăn đong” không kịp thời, không đáp ứng được yêu cầu cả chất lượng và số lượng, khắc phục được tình trạng mất cơ hội, thị phần và uy tín. Sự cần thiết và lợi ích của việc gắn kết giữa “nhà tuyển dụng” (doanh nghiệp) và “nhà trường” (cơ sở dạy nghề) trong việc chuẩn bị nguồn lao động có trình độ kỹ năng nghề và ngoại ngữ cho thị trường ngồi nước là khơng thể chối cãi. Tuy nhiên, sự phối hợp này chỉ thực sự có hiệu quả, bền vững và tháo gỡ khó khăn cho người lao động khi có sự đóng góp hết sưc quan trọng cua nhà nước.Vai trị “nhà nước” ở đây chính là “bà đỡ” tạo cơ chế và theo dõi, chỉ đạo sự gắn kết đó đi đúng hướng, hiệu quả. Đây cũng chính là sự đầu tư cần thiết và hiệu quả của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực và đem lại lợi ích to lớn nhiều mặt của xuất khẩu lao động cho xã hội.

Thứ sáu, chúng ta chưa tạo được một cơ chế thuận lợi để người lao động tiếp cận

được với các nguồn thông tin về các vấn đề liên quan tới hoạt động XKLĐ. Vì thế, người lao động thường chỉ tìm hiểu thơng tin thơng qua những người quen biết, những người đã đi làm ở người ngoài trở về và khơng ít những trường hợp phải nhờ “cị” mồi với nhiều thơng tin khơng chính xác. Sự thiếu thơng tin khiến cho những người lao động dễ bị lừa đảo và khơng cân nhắc được hết các lợi ích và rủi ro cho mình.

2.3.3. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam để cải thiện thực trạng xuất khẩu lao động khẩu lao động

2.3.3.1. Kinh nghiệm từ Philippineses

Hằng năm Philippines đưa trung bình khoảng 900.000 lao động với tay nghề khác nhau đến 165 quốc gia trên toàn thế giới. Philippineses xác định XKLĐ là mũi nhọn kinh tế của đất nước này. Chính phủ Philippineses đã phê chuẩn Cơng ước quốc tế về bảo vệ quyền lợi của người lao động di cư và đạt được tới 60 thỏa thuận với 50 quốc gia trên thế giới.

Chương trình di cư lao động của Philippineses bắt đầu từ năm 1974 với sự ban hành Bộ luật Lao động Philippineses. Bộ luật này được coi là thay thế tạm thời để giải quyết tình trạng thất nghiệp cao của đất nước. Sau đó tháng 6 năm 1995, Philippineses cho ban hành đạo luật người Philippineses ở nước ngoài và Lao động di cư. Bên cạnh các quy định khác, chính sách mới cịn nhằm vào việc cung cấp một tiêu chuẩn bảo vệ cao hơn đối với những người lao động Philippineses ngoài nước và gia đình họ.

Quy định tuyển dụng: Việc tuyển chọn những người lao động Philippines nói

chung chỉ được tiến hành thơng qua các văn phịng tuyển dụng đã được cấp phép bởi Chính phủ. Điều này cho phép Chính phủ Philippines đưa vào đó các luật lệ và quy định đối với việc tiến hành tuyển dụng và đặt ra các điều khoản việc làm chuẩn và các điều kiện của công việc. Nếu bị phát hiện hoạt động khơng có giấy phép, họ sẽ bị đưa ra tịa vì vi phạm các luật lệ và quy định đối với việc tuyển chọn lao động đi làm việc ngoài nước.

Người lao động có thể tự mình tìm được các cơng việc thông qua hợp đồng trực tiếp với các chủ sử dụng lao động, khơng cần có sự can thiệp của văn phịng mơi giới. Trong trường hợp này, họ cần phải có đủ hồ sơ làm việc trực tiếp với Cục việc làm ngồi nước của Philippines (POEA) và sẽ khơng phải trả chi phí tuyển dụng hoặc chi phí sắp xếp cơng việc.

Để bảo vệ người lao động hơn nữa, Chính phủ Phillippin cũng thơng qua một hệ thống có tổ chức về việc thẩm định hợp đồng lao động và rèn luyện kĩ năng cho người lao động. Cụ thể:

Thẩm tra các văn bản về thuê lao động: Các văn phịng lao động ngồi nước của

Philippines ở nước ngoài thẩm tra các hợp đồng thuê lao động, kiểm tra các điều khoản và các điều kiện có hợp lí trong tiêu chuẩn tối thiểu hay khơng cũng như thẩm định sự tồn tại của các chủ sử dụng lao động, công ty, dự án. Khi việc thẩm định đã hoàn thành, các chủ sử dụng lao động nước ngoài sẽ quan hệ với đối tác của họ là các văn phòng tuyển dụng lao động ở Philippines.

Hồ sơ của người lao động: Người lao động phải có giấy phép chứng nhận đủ sức

khỏe để làm việc ở nước ngoài của cơ quan y tế (theo tiêu chuẩn của nước nhận lao động) hoặc ít nhất là của Bộ y tế Philippines. Họ cũng được yêu cầu phải trình hợp đồng th lao động có sự phê chuẩn của POEA.

Những người lao động đã hoàn thành các thủ tục pháp lý của Chính phủ được cấp thẻ ID điện tử. Thẻ điện tử này cũng được dùng như một thẻ hội viên của Cục phúc lợi xã hội viên của cục phúc lợi xã hội cho người lao động ngoài nước (OWWA) và có thể được sử dụng cho sự quản lý của Chính phủ, chuyển tiền quốc tế và thanh toán.

Giáo dục định hướng cho người lao động: Thông qua giáo dục định hướng người

lao động sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin để trang bị cho mình trước mọi sự lạm dụng. Trong suốt quá trình giáo dục định hướng, người lao động được cung cấp các thông tin về đất nước mà họ sẽ đến, thực tế tại nơi làm việc, những việc nên làm và không nên làm, địa chỉ liên lạc của các cơ quan đại diện của Philippines khi cần thiết…

Các sự trợ giúp tại chỗ: Các Đại sứ quán Philippines ở nước tiếp nhận lao động đã có nhiều biện pháp để bảo vệ người lao động, góp phần làm cho cuộc sống của họ dễ chịu hơn. Có tới 250 cán bộ lao động chuyên trách tại các nước tiếp nhận lao động. Nhiều chủ sử dụng lao động cung cấp các phương tiện vui chơi giải trí hoặc thể thao nhằm tăng cường sức khỏe cho người lao động Philippines.

Những kế hoạch xảy ra bất ngờ: Để đối phó với những tình huống bất ngờ xảy ra

(tương tự như cuộc chiến tranh Mỹ - Irắc), các Đại sứ quán Philippines đều cử những điều phối viên thực hiện các kế hoạch khi có tình huống bất ngờ xảy ra đối với lao động của họ ở nước sở tại.

Các chương trình tái hịa nhập: Ở Philippines việc tăng cường lợi ích và trợ cấp

xã hội cho người lao động ngồi nước khơng dừng lại ở thời điểm mà những người lao động kết thúc công việc của họ ở nước ngoài. Quyền lợi của họ được tiếp tục khi họ trở về nước với một chương trình tái hịa nhập hồn chỉnh của Chính phủ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trở về và tái hòa nhập của những

người lao động, Chính phủ đưa ra các chương trình và các sự trợ giúp khác nhau về sinh kế và phát triển nghề nghiệp, tiết kiệm và đầu tư, đào tạo, tín dụng và tài chính vi mơ, nhà ở và các chương trình liên quan.

Sinh kế và phát triển nghề nghiệp: Bộ Thương mại và Công nghiệp, thông qua Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra các dịch vụ phát triển nghề nghiệp cho những người lao động muốn lựa chọn để trở thành những người phụ trách trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tiết kiệm và đầu tư: Để tối đa hóa các khoản tiền kiếm được và sử dụng một cách

có hiệu quả tiền gửi mà những người lao động Philippines kiếm được một cách vất vả, các tổ chức tài chính và ngân hàng đưa ra các chương trình đầu tư mà sẽ mang lại nhiều lợi ích tài chính hơn đối với những người lao động và gia đình họ.

Tín dụng và tài chính vi mơ: Chính phủ đưa ra các khoản vay sinh kế đối với các

gia đình, các khoản vay hồi cư. Chính phủ cũng đặt quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trong việc tạo những điều kiện dễ dàng về tín dụng và sinh kế cũng như đào tạo người phụ trách đối với những người lao động Philippines.

Hơn nữa, các chương trình tái hịa nhập xã hội cũng được đưa ra đối với những người lao động về nước nhằm bù đắp những tổn thương về mặt xã hội, tổn thương về mặt tình cảm và về tâm lý gây ra bởi quá trình làm việc ở nước ngoài.

2.3.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan về XKLĐ

Thái Lan bắt đầu XKLĐ từ những năm 1970, khi ở Trung Đông “bùng nổ” xây dựng cơng trình khai thác dầu lửa. Số lượng lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài tăng dần lên qua các năm, đặc biệt trong những năm 1990 trung bình hàng năm Thái Lan đưa được khoảng 200.000 lao động ra nước ngồi làm việc, trong đó hơn 50% là đến Đài Loan. Lượng tiền chuyển về nước của người lao động qua hệ thống ngân hàng Thái Lan cũng tăng dần lên từ 52 tỷ Bath năm 1997 lên gần 60 tỷ Bath/năm trong năm 1998 và 1999.

Với nhận thức lao động sẽ góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp trong nước, từ nhiều năm qua Chính phủ Thái Lan đẩy mạnh và đầu tư hoạt động XKLĐ. Bộ Lao động – Xã hội Thái Lan thành lập các trung tâm tư vấn về pháp lý và đưa ra các chính sách về vay vốn cho lao động xuất khẩu đặc trách và đào tạo cho lao động trước khi đi. Chính phủ Thái Lan giao cho Bộ Lao động – Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục để mở rộng các hoạt động đào tạo cho lao động xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan cũng đưa ra các chương trình khung về đào tạo lao động xuất khẩu cho các lĩnh vực khác nhau và khuyến khích các khu vực tư nhân, các công ty cung ứng và các trung tâm đào tạo, tổ chức việc đào tạo theo chương trình khung của Chính phủ. Với mơ hình này, Thái Lan ln chủ động về nguồn lao động xuất khẩu cho mọi thị trường có nhu cầu.

Cơ cấu lao động xuất khẩu của Thái Lan:

Phần lớn lao động của Thái Lan ra nước ngoài làm việc chủ yếu là lao động khơng nghề có trình độ tiểu học làm các cơng việc có tay nghề thấp, chiếm khoảng 50% lượng lao động xuất khẩu. Người đi xuất khẩu lao động chủ yếu là đi từ khu vực nông thôn nhiều nhất là từ khu vực Đông Bắc Thái Lan nơi cuộc sống cịn nhiều khó khăn. Các cơng việc họ làm như nghề may, lắp ráp điện tử, giúp việc gia đình và xây dựng.

Thị trường XKLĐ chính của Thái Lan tập trung tại khu vực Đông Á (chiếm đến 68.7% tổng số lao động đi XKLĐ của nước này). Khu vực Trung Đơng tập trung ít lao động tuy thị trường được khai thác khá sớm, nhưng thật sự đây vẫn được coi là thị trường giàu tiềm năng cho Thái Lan khai thác.

Chính sách xuất khẩu lao động của Thái Lan

Thái Lan thực hiện chính sách tự do hóa XKLĐ. Sau đó lập văn phịng quản lý việc làm ngoài nước thuộc Tổng cục Lao động – Bộ nội vụ; giám sát hoạt động của các công ty tuyển lao động tư nhân, xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện làm việc và bảo vệ lao động ở nước ngoài. Ban hành các đạo luật bảo hộ, tuyển lao động. Hiện nay ở Thái Lan có khoảng 200 cơng ty tư nhân và đặc biệt có 3 ngân hàng chuyên cho vay với lãi suất thấp để đi XKLĐ. Ngồi ra Chính phủ cũng theo dõi

hoạt động của những công ty nhằm tránh sự lừa đảo từ phía các cơng ty, có các biện pháp chống lao động vi phạm hợp đồng.

Chính sách việc làm ngồi nước được áp dụng theo 3 tiêu chuẩn sau: (1) Lao động chuẩn bị ra nước ngoài làm việc phải được nâng cao tay nghề ở nhiều ngành nghề để họ có thể sử dụng kinh nghiệm nhằm đảm bảo cuộc sống của họ ở nước ngồi đồng thời đáp ứng được cơng việc tiêu chuẩn quốc tế; (2) Lao động ở nước ngồi sớm được đảm bảo có thu nhập khá đầy đủ và được hưởng những phúc lợi của nước tiếp nhận lao động và (3) lao động ở nước ngồi phải có tiêu chuẩn sống phù hợp với môi trường và cuộc sống ở nước tiếp nhận và khi trở về nước phải đảm bảo cuộc sống khá hơn trong nước.

Các biện pháp nhằm bảo vệ lao động Thái Lan ở ngoài nước.

Luật bảo vệ tuyển dụng lao động và tìm kiếm việc làm năm 1985 đã đưa ra các quyền bảo vệ lao động Thái Lan khi ra nước ngoài làm việc cụ thể như: Thái Lan có qui định cụ thể về mức lương tối thiểu tại các nước nhận lao động của mình; hay địi hỏi bắt buộc tất cả lao động trước khi đi ra nước ngồi phải tham gia khóa học định hướng miễn phí trước khi xuất cảnh của Cục việc làm – Bộ lao động.

Khóa học này nhằm chuẩn bị cho người lao động nắm được kiến thức cơ bản về văn hóa, điều kiện sống, hợp đồng lao động, lương và các quy định liên quan đến người lao động cũng như quyền lợi và các phúc lợi khác của họ. Ngay khi lao động đến nước nhận lao động, người lao động phải đến Đại sứ quán Thái Lan ở nước nhận lao động để khai báo tên và địa chỉ để được giúp đỡ và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đồng thời Cục việc làm – Bộ lao động cũng có các biện pháp nhằm giám sát các hoạt động của các đại lý tuyển dụng.

Một biện pháp nữa mà Thái lan sử dụng nhằm bảo vệ lao động của mình tại nước ngồi đó là hợp tác với nước tiếp nhận lao động. Bộ lao động Thái Lan xúc tiến việc ký kết các văn bản thỏa thuận song phương với các nước nhận lao động. Mối quan tâm chính trong bản thảo thuận là lao động Thái Lan phải được bảo vệ

theo luật pháp của nước nhận lao động cũng như những quyền lợi của lao động được đảm bảo khi giải quyết các vụ việc phát sinh.

Chủ trương trong xuất khẩu lao động của Thái Lan.

Đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu để phù hợp với thị trường lao động hiện tại đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao. Chính phủ Thái Lan cũng ưu tiên, ủng hộ các chính sách về thị trường lao động ngồi nước một cách tích cực, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực trong nước.

Biện pháp phịng vệ.

Thành lập Trung tâm tìm kiếm việc làm để phục vụ những người muốn tìm kiếm việc làm ngoài nước, trang bị cho họ những kiến thức về quy trình tuyển dụng như kiểm tra sức khỏe, nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng. Cục việc làm cũng đưa ra các nguyên tắc đối với đại lý tuyển dụng và chủ tuyển dụng phải sử dụng Trung tâm này để tuyển lao động ra nước ngoài làm việc. Hình thành một cơ quan dịch vụ việc làm ngồi nước nhằm kết hợp giữa những khu vực tư nhân và công cộng được liên kết với nhau trong quá trình đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Cơ quan này bao gồm những thành viên của Bộ Lao động, Bộ Ngoại giao, Cảnh sát Hồng gia Thái Lan, Học viện tài chính và Ngân hàng thương mại, bệnh viện, hàng không, trường đào tạo kỹ năng nghề và một số ngành khác. Mục đích của cơ quan này là tư vấn để lao động Thái Lan tự xử lý nhanh tình huống trong thời gian ở nước ngoài.

Biện pháp mạnh.

Các trung tâm đặc biệt được thành lập nhằm điều chỉnh và xử lý những đại lý

tuyển dụng có hành vi lừa đảo người lao động ra nước ngoài làm việc. Các trung tâm này được đặt tại 36 tỉnh, đặc biệt ở miền Bắc và Đơng Bắc nơi có số lượng lao động tham gia đi làm việc ở nước ngồi có tỷ lệ khiếu kiện cao trong các vấn đề tìm việc làm ở ngồi nước.

Cục Việc làm cũng ban hành những quy định tăng tiền đặt cọc đối với những đại lý tuyển dụng để đảm bảo rủi ro trong việc tìm kiếm việc làm. Tiền đặt cọc của

các đại lý tỷ lệ tương đương với số lao động ra nước ngoài của các đại lý. Cục việc làm cũng ra các hình thức phạt thu tạm thời hoặc rút giấy phép của các đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)