Mở rộng thị trường và đối tác
Doanh nghiệp cần nghiên cứu một cách tồn diện, thu thập thơng tin khác nhau về nhu cầu, số lượng, chủng loại, thủ tục tiếp nhận ở các nước bạn, nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp XKLĐ của các nước đối thủ. Đồng thời nên thiết lập chặt chẽ quan hệ với các cơ quan đại diện tại nước bạn, với Cục quản lý lao động ngồi nước trong việc triển khai thị trường, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng.
Thay vì tập trung mở rộng tại các thị trường có yêu cầu khó, có doanh nghiệp XKLĐ có thể tập trung vào xúc tiến tại các thị trường phù hợp hơn với chất lượng lao động của Việt Nam như Lào, Thái Lan, các nước châu Phi. Cơ hội việc làm ở Lào rất nhiều, là đất nước đang trong giai đoạn phát triển nên Lào cần khá nhiều lao động phổ thơng và lao động có tay nghề nhằm phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó Việt Nam và Lào có hợp tác rất nhiều trên phương diện hỗ trợ cũng như đầu tư khiến cho việc sang Lào làm việc rất dễ dàng. Lương khi đi làm việc từ thị trường này dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, hầu hết các lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trường này đều rất dễ thích nghi bởi chi phí tại đây khá rẻ, ngôn ngữ Việt được sử dụng khá thông dụng. Đây được coi là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam khi tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường.
Tìm kiếm các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín, trách nhiệm, hoạt động cơng khai
Trên thực tế có nhiều cơng ty khơng có chức năng hoạt động XKLĐ nhưng vẫn đăng thông tin tuyển dụng nhằm lợi dụng lòng tin của khách hàng để lừa đảo
tiền. Người lao động phải tự biết bảo về mình trước các thơng tin khơng chính xác bằng cách tìm hiểu kĩ về doanh nghiệp, có thể đến thẳng doanh nghiệp để có thơng tin chính xác nhất.
Tăng cường quản lý và bảo vệ người lao động Việt Nam
Do chi phí tại nhiều nước bạn cao nên các doanh nghiệp thường khơng thể đưa cán bộ của mình sang đó để quản lý lao động. Do đó dẫn đến tình trạng lao động vi phạm pháp luật rất nhiều. Từ kinh nghiệm của Philippines, các doanh nghiệp đều đặt văn phịng tại nước ngồi để kiểm sốt hoạt động của người lao động. Do vấn đề về kinh phí, nên có thể khắc phục bằng cách tăng ràng buộc về trách nhiệm cho người lao động, liên kết chặt chẽ với các cơ quan chức năng của nước bạn như Cục quản lý lao động ngoài nước, ban quản lý lao động tại các nước nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Đối với các thị trường có nhiều lao động Việt Nam làm việc, sẽ có các ban quản lý lao động tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng quản lý lao động. Đối với những nước khơng có ban quản lý lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi để làm tốt cơng tác bảo hộ cơng dân và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Bên cạnh đó xây dựng các mơ hình quản lý lao động phù hợp với từng thị tiếp nhận lao động, bảo đảm quản lý chặt chẽ, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh; theo dõi, hỗ trợ và phát huy lực lượng lao động này khi về nước.
Trong trường hợp có đủ điều kiện, Các doanh nghiệp nên bố trí luân chuyển cán bộ quản lý tại nước ngoài, tiến hành tổ chức các hoạt động cung cấp sách báo trong nước, thơng tin về đất nước, gia đình cho người lao động. Phối hợp với các đơn vị, các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc giao lưu nhân dịp các ngày nghỉ, ngày lễ. Qua đó phần nào nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người lao động để làm tốt hơn nữa cơng tác quản lý tại nước ngồi.
Tổ chức thành nhóm lao động tại những nhà máy, vùng có đơng lao động của từng doanh nghiệp. Chỉ định các trưởng nhóm để tiện liên lạc và chỉ đạo, quản lý.
Công bố thông tin một cách công khai, minh bạch về các điều kiện, thủ tục, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lương và nhất là chi phí đưa người lao động đi đối với từng thị trường.
Tiếp tục phát triển thị trường: củng cố nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ để tăng thị phần ở các thị trường đã có, làm tốt cơng tác chuẩn bị để xúc tiến mở thêm các thị trường mới một cách vững chắc. Xây dựng thương hiệu, tạo uy tín bằng cách nâng cao chất lượng, siết chặt quản lý.