Nhóm giải pháp đối nội cho các doanh nghiệp XKLĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 104)

Làm tốt công tác lập kế hoạch

Các doanh nghiệp cần chú trọng cơng tác kế hoạch hóa XKLĐ. Cần có kế hoạch ngắn hạn và chiến lược dài hạn. Doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ lập kế hoạch có trình độ, làm tốt từ khâu phân tích, dự báo đến tổ chức thực hiện đây là một trong các nghiệp vụ có tác động lớn đến hiệu quả của quản lý XKLĐ trong các doanh nghiệp hiện nay. Các giải pháp cụ thể là:

(i) Tăng cường nghiên cứu và phân tích thị trường: cần phân tích nhu cầu về số lượng cũng như ngành nghề của các thị trường nhập khẩu lao động. Không chỉ nghiên cứu các thị trường truyền thống, việc tìm ra các thị trường tiềm năng cũng mang ý nghĩa rất lớn. Từ kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp mới có thể lên kế hoạch cho việc đào tạo, tuyển chọn người lao động, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn.

(ii) Đẩy mạnh và nâng cao công tác dự báo: Công tác dự báo sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán được các xu hướng trong tương lai của các thị trường nhập khẩu. (iii) Phân cấp cụ thể trong cơng tác quản lý: làm rõ vai trị của cán bộ, nhân viên trong quá trình lập kế hoạch XKLĐ

(iv) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác lập kế hoạch XKLĐ: cán bộ làm cơng tác lập kế hoạch là người có vai trị quyết định trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp. Đây cần phải là người có kinh nghiệm, am hiểu về hoạt động XKLĐ của cơng ty nói riêng và của

Việt Nam nói chung, lại phải có phản ứng nhanh nhạy trước sự thay đổi trong chính sách của Việt Nam và nước đối tác.

Tăng cường đẩy mạnh hoạt động marketing của các doanh nghiệp nhằm thiết lập, duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu lao động

Đối với thị trường đầu vào cần xây dựng và phát triển nguồn lao động xuất khẩu có chất lượng. Đối với thị trường đầu ra cần thực hiện các hoạt động marketing là lựa chọn thị trường XKLĐ và có chiến lược xâm nhập thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc mở rộng thị trường mới phải đi đôi với bảo vệ và phát huy thị trường truyền thống. Làm được việc này các doanh nghiệp cần đặt chữ tín lên hàng đầu.

Cải tiến cơng tác tuyển chọn và chuẩn bị nguồn lao động

Đổi mới công tác tuyển chọn là yêu cầu cấp thiết để các doanh nghiệp tự nâng cáo chất lượng của doanh nghiệp mình và thu hút lao động đến với mình.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tác đồng thời cũng là bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp, nhất thiết các doanh nghiệp phải tuyển chọn lao động theo đúng u cầu. Ngồi ra nên đa dạng hố các ngành nghề tuyển chọn để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của đối tác. Cơng tác và cách thức tuyển chọn cũng cịn nhiều yếu kém cần khắc phục. Việc tuyển chọn lao động không được chuẩn bị nguồn từ trước mà chủ yếu tuyển chọn theo kiểu “hớt váng”, nghĩa là thông báo và tuyển trong các người đến nộp hồ sơ. Doanh nghiệp cũng nên phối hợp với chính quyền và địa phương tổ chức các buổi gặp gỡ lao động, vừa tạo được lòng tin, xây dựng hình ảnh, vừa tìm hiểu thêm được nguồn cung lao động. Với chính sách mới của nhiều nước tiếp nhận lại lao động trong lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp nên giữ mối liên hệ với lao động đã từng đi XKLĐ, đây là nguồn cung khá chất lượng do từng có kinh nghiệm thực tế lại đã qua đào tạo.

Các doanh nghiệp cần xác định rõ tiêu chuẩn tuyển chọn lao động cho từng loại công việc, từng ngành nghề và theo yêu cầu của thị trường; tìm kiếm và tạo nguồn lao động cho xuất khẩu, thiết lập quy trình tuyển chọn và áp dụng các

phương pháp tuyển chọn khoa học, thích ứng để tuyển được lao động phù hợp với yêu cầu công việc.

Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, giáo dục định hướng bắt buộc cho người lao động.

Một số nước nằm trong khu vực Châu Á, nhưng văn hóa sinh hoạt và nguyên tắc doanh nghiệp, quy định trong sản xuất của họ có nhiều điểm khác biệt với Việt Nam. Họ ln u cầu cao về trình độ ngoại ngữ, sự đúng giờ, đúng chuẩn mực, có sự tơn trọng thứ bậc trong cơng việc. Do đó người lao động rất cần có một sự đào tạo tốt trước khi đi lao động tại các nước đó. Các kỹ năng cần phải đào tạo cho lao động đó là: kỹ năng về nghề và ngơn ngữ, kỹ năng sống. Tuy nhiên việc đào tạo được đầy đủ các kỹ năng trên là rất khó vì các doanh nghiệp thường có hợp đồng mới tuyển và giáo dục lao động, thời gian này chỉ là 3, 4 tháng; đây là khoảng thời gian quá ngắn để thành thục tất cả các kỹ năng trên.

Các doanh nghiệp XKLĐ cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu mang tính chiến lược bao gồm: 1) Lựa chọn đúng đối tượng đào tạo và giáo dục định hướng; 2) Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo, giáo dục định hướng; 3) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; 4) Tăng cường nguồn tài chính cho đào tạo và giáo dục định hướng; 5) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất giảng dạy.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động, tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng

Lồng ghép đào tạo ngoại ngữ trong quá trình đào tạo nghề, cung cấp vốn từ vựng sát với công việc người lao động sẽ đảm nhận. Đổi mới nội dung giảng dạy: cần cụ thể hoá và chuẩn hoá những nội dung liên quan đến luật pháp Việt Nam, luật pháp, đất nước, con người, phong tục tập quán của nước sở tại, quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc theo hợp đồng, nội quy nơi làm việc (nhà máy, cơng trường,…), nội quy kí túc xá, quy định về vệ sinh an tồn lao động.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ XKLĐ

Đội ngũ cán bộ phải có năng lực thật sự, nắm chắc pháp luật nước mình cũng như pháp luật các nước bạn về tiếp nhận lao động và luật pháp quốc tế, biết thu thập, xử lý thông tin, xử dụng thành thạo ngoại ngữ, nắm chắc và biết tổ chức

thực hiện “quy trình XKLĐ” một cách hồn hảo trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, các hiệp ước hợp tác đã ký kết giữa Việt Nam và các nước bạn. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp về: Luật pháp liên quan đến xuất khẩu lao động, kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán cho những cán bộ làm công tác thị trường, kỹ năng và kinh nghiệm tư vấn cho người lao động trong tuyển chọn lao động, quản lý lao động ở nước ngoài.

Tiến hành phân tích cơng việc cho từng chức danh công việc cụ thể của cán bộ quản lý hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp, sử dụng tiền lương, tiền cơng như là một địn bẩy kinh tế, tạo động lực thúc đẩy các cán bộ quản lý nhiệt tình hơn với công việc; Thực hiện chế độ kèm cặp chỉ bảo đối với những cán bộ mới; Tuyển chọn, tuyển dụng cán bộ mới cần sàng lọc kỹ càng; Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công việc theo định kỳ làm cơ sở để trả lương - thưởng, đồng thời thơng qua đó phân tích kế thừa các tích cực và đúc rút kinh nghiệm cho cán bộ.

Cần triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật, đặc biệt là Luật Người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài.

Nên khuyến cáo rộng rãi đến người dân, khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngồi thì người lao động cần liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước và Sở Lao động - Thương binh và xã hội địa phương, các cơng ty có chức năng XKLĐ. Khi đã đăng ký để XKLĐ ở các doanh nghiệp có dấu hiệu trái pháp luật thì người lao động cần thơng báo cho các cơ quan chức năng và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý những sai phạm đó.

Ngồi ra, người lao động cần phải chủ động đến bệnh viện có uy tín khám và kiểm tra sức khoẻ, nhằm phát hiện kịp thời bệnh tật trước khi tham gia xét tuyển tránh lãng phí tiền bạc, thời gian.

Tự chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy, chủ động đầu tư, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ tay nghề, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểu pháp luật, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho mình để tham gia xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả.

Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của Việt Nam và của các nước đến làm việc. Chấp hành tốt kỷ luật lao động và thực hiện tốt hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp. Không bỏ trốn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hồn thành nhiệm vụ, góp phần nâng cao uy tín giữa lao động Việt Nam với thị trường quốc tế.

Xác định về công việc và tâm lý khi lao động tại nước ngoài.

Luôn củng cố tinh thần và niềm tin cho người lao động về công việc của họ tại nơi đất khách. Người lao động cần nhận thức đúng môi trường làm việc tại nước ngồi là mơi trường làm việc địi hỏi khơng chỉ trình độ cao mà cịn địi hỏi tinh thần kỉ luật tốt. Bên cạnh đó, khi lao động tiếp xúc với môi trường mới nhiều xa lạ, dễ nảy sinh tâm lý chán nản. Người lao động cần nhận thức khả năng đáp ứng công việc cũng như thích nghi với mơi trường mới của mình. Họ cũng cần nhận thức được XKLĐ không phải là hoạt động chỉ mang tính cá nhân phục vụ mục đích kiếm tiền cho bản thân họ mà cịn ảnh hưởng hình ảnh của cả tập thể người lao động Việt Nam tại đó. Người lao động ln là người bị ảnh hưởng nhiều nhất bới các chính sách vì thế họ ln được chú trọng bảo vệ. Tuy nhiên những hành vi của họ lại có tác động trực tiếp đến hoạt động XKLĐ, chính vì vậy người lao động cần nhận thức đúng vai trị của mình để có những hành động đúng khi tham gia vào thị trường lao động thế giới.

Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra - giám sát, đánh giá - điều chỉnh

Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, đánh giá điều chỉnh. Phát huy những yếu tố tích cực trong hoạt động XKLĐ, đồng thời có những biện pháp xử lý đối với những trường hợp có hành vi vi phạm, đặc biệt các doanh nghiệp có nhiều phát sinh, sai phạm, hiệu quả XKLĐ thấp. Tăng cường thanh, kiểm tra theo chuyên đề như: đào tạo - giáo dục định hướng, tuyển mộ - tuyển chọn, tài chính, quản lý lao động đang làm việc ở nước ngồi,… để có điều kiện kiểm tra, giám sát sâu hơn, cụ thể hơn, đồng thời công tác đánh giá điều chỉnh sẽ phù hợp và có tính khả thi hơn. Cần kết hợp thanh kiểm tra và phổ biến, hướng dẫn chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động XKLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)