1.4.1. Lợi ích của xuất khẩu lao động
Thứ nhất: XKLĐ góp phần tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau: XKLĐ làm tăng thu nhập của người lao động và gia đình họ.
Thực tế, lao động sống tại các nước nhập khẩu lao động cũng khá vất vả, tuy nhiên điều kiện lao động tại đây thường tốt hơn so với nước XKLĐ. Mức lương nhận được khi lao động tại nước ngoài cũng cao hơn nhiều lần so với mức lương người lao động nhận được tại nước mình. Chính điều này làm cho điều kiện và
mức sống của người lao động và gia đình họ được cải thiện đáng kể. Hơn nữa lao động tại nước ngoài chỉ là tạm thời nên người lao động ln tâm niệm chịu khó một vài năm để lúc về có đồng vốn thốt nghèo. Theo “Di dân – Một cái nhìn tồn cầu” của Hồng Hoa đăng trên tạp chí Việc làm ngồi nước, số 3 năm 2005, kết quả từ một cuộc thăm dò của Richard H.Adam Jr và John Page của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy việc di cư lao động ra nước ngoài tại những nước đang phát triển tăng khoảng 10% sẽ cải thiện được mức sống của 2% số người có thu nhập dưới 1 USD/ngày.
Vì thế thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về nước đang trở thành một nhân tố quan trọng không chỉ giúp các cá nhân tự cải thiện cuộc sống mà còn làm giàu cho gia đình họ tại nước nhà.
Xuất khẩu lao động nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia thông qua nguồn ngoại tệ và các nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu lao động.
Theo thống kê của WB thì mỗi năm tổng số tiền lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về quê hương đạt 80 tỷ đơ la, chiếm 1.3% GDP của tồn thế giới. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) cho biết: trung bình mỗi năm số lao động người Ấn Độ tại nước ngoài gửi về nước 15 tỷ USD – một nguồn ngoại tệ vượt quá cả xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm nổi tiếng của nước này. Nhiều nước đang phát triển ngày càng trở nên phụ thuộc vào nguồn tiền của các công dân làm việc ở nước ngồi gửi về, xem đó như là một nguồn tài chính từ bên ngồi. Tất cả những hoạt động đầu tư này đều làm cho nền kinh tế của nước họ tiến triển theo chiều hướng tốt; Nhà nước tăng nguồn dự trữ quốc gia về ngoại tệ, thị trường vốn hoạt động sôi động và tăng các nguồn thu từ thuế hay các khoản ngoại tệ này chính là đồng vốn cho việc phát triển kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng và giải quyết tình trạng các doanh nghiệp “đói vốn”.
Xuất khẩu lao động giải quyết việc làm cho người lao động và làm tăng doanh
thu của các đơn vị dịch vụ xuất khẩu lao động.
Ngày nay, mọi quốc gia đều tham gia vào hoạt động XKLĐ. Các nước phát triển thì XKLĐ tay nghề cao, cịn các nước kém phát triển thì chủ yếu là XKLĐ phổ
thông tham gia vào các công việc giản đơn, không cần chuyên môn kỹ thuật cao. XKLĐ không chỉ được xem là chương trình việc làm của mỗi quốc gia mà còn được coi là chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước, nó khơng những giảm tỉ lệ thất nghiệp tại nước đó mà cịn nâng cao tay nghề và tính chuyên nghiệp cho từng cá nhân người lao động. Dòng lao động di cư (theo hướng XKLĐ) liên tục chảy không ngừng giữa các quốc gia với nhau. Hàng năm, mỗi quốc gia đang phát triển có thể xuất khẩu hàng trăm nghìn lao động đi làm việc tại các quốc gia khác nhau trên tồn thế giới. Từ đó có thể thấy XKLĐ đã giải quyết cho các nước nghèo bài tốn về lao động dơi dư. Khơng những thế XKLĐ còn làm tăng doanh thu của các công ty chuyên kinh doanh về XKLĐ. Một phần doanh thu đó lại chuyển vào ngân sách của nước XKLĐ qua nguồn nộp thuế thu nhập.
Thứ hai: Xuất khẩu lao động góp phần quan trọng thúc đấy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Khi XKLĐ phát triển, sẽ phát triển các ngành dịch vụ như: Các công ty xuất khẩu, các đơn vị đào tạo – giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, giao thơng vận tải…Công tác xuất khẩu muốn phát triển thì phải có sự đồng bộ trong các khâu, vì thế khi XKLĐ trở thành một hoạt động thường xun thì buộc các ngành có liên quan phải phát triển để đáp ứng kịp thời địi hỏi của nó. Không những thế nguồn ngoại tệ của các lao động làm việc tại nước ngồi gửi về chính là nguồn vốn để các ngành này cải thiện và nâng cao nhằm phục vụ tốt hơn không chỉ công tác xuất khẩu mà còn thúc đẩy những hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước mình:
Khi XKLĐ phát triển, trình độ tay nghề của người lao động tham gia XKLĐ sẽ được nâng cao. Trước khi sang nước ngoài làm việc bất cứ người lao động nào
cũng được học ngôn ngữ và nâng cao tay nghề mà mình sẽ phải làm trong thời gian tới. Với những cơng việc địi hỏi tính kỹ thuật cao thì sau khi sang nước bạn, lao động có thể sẽ được tập huấn và nâng cao trình độ một lần nữa. Trình độ ngoại ngữ là một yêu cầu bắt buộc đối với lao động xuất khẩu. Đây được coi là một trong những kỹ năng cơ bản mà người lao động cần phải có khi làm việc ở
nước ngồi. Một khía cạnh nữa là cơng tác XKLĐ sẽ giúp chương trình hướng nghiệp phát triển hơn. Người dân sẽ học cái gì họ cho là phù hợp với năng lực của bản thân và cái mà xã hội cần chứ không phải cái mà xã hội suy nghĩ.
Thứ ba: XKLĐ góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
XKLĐ phát triển làm cho nền kinh tế trong nước có quan hệ kinh tế với nước ngoài. XKLĐ là một nhân tố tác động tích cực buộc các nước phải mở cửa thị trường, quan hệ đối ngoại phải ngày một mở rộng. Việc tìm kiếm thị trường NKLĐ thúc đẩy Chính phủ mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước. Để có thể gia nhập vào một thị trường mới, nước đó buộc phải kí kết nhiều điều khoản hợp tác hay hình thành các quan hệ song phương và đa phương. Chính điều này đã làm cho quan hệ giữa các nước được hình thành và phát triển. Vì thế các nước đều mở rộng và ra sức gìn giữ quan hệ thân thiện giữa các nước không chỉ nhằm mục tiêu chính trị mà cịn nhằm mục tiêu kinh tế trong đó có hoạt động XKLĐ, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.
1.4.2. Hạn chế của xuất khẩu lao động
Tuy XKLĐ có nhiều mặt tích cực nhưng bên cạnh đó hoạt động này vẫn tồn tại một số mặt tiêu cực gây khó khăn cho nước XKLĐ.
Tình trạng chảy máu chất xám khi XKLĐ, nhất là XKLĐ chất lượng cao thường xảy ra. Điều này ngày càng phổ biến khi xuất hiện những dòng xuất khẩu ồ ạt các y tá, hộ sinh, hay các kỹ sư kỹ thuật cao sang các nước giàu hơn và nó trở thành một trong những thách thức lớn nhất do di cư quốc tế gây ra hiện nay. Một mặt, những người lao động lành nghề ngày càng tìm kiếm cơ hội XKLĐ để cải thiện thu nhập bản thân, nâng cao mức sống gia đình. Mặt khác, điều kiện làm việc tốt cũng như chuyên môn được trọng dụng, sử dụng đúng lĩnh vực ngành nghề là một sự thu hút đối với họ.
Từ thực tế lao động chất xám trong nước bị thiếu rất có thể giá thành sức lao động trong nước sẽ được đẩy cao hơn thực tế, làm gia tăng chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước một khi họ buộc phải thuê sức lao động có chất lượng cao tại bản địa hoặc ở nước ngồi do yếu tố cơng việc, điều đó gây ảnh
hưởng trực tiếp đến doanh thu sản xuất của các doanh nghiệp trong nước… Ngồi ra, nếu khơng có chính sách, cơ chế quản lí tốt sẽ dẫn đến tình trạng người lao động bỏ trốn, ở lại nước NKLĐ trái phép hoặc vượt biên trái phép gây ra nhưng ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của quốc gia và quan hệ ngoại giao giữa các nước.