Đối với NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 25 - 27)

1. 2 Đối với nền kinh tế

1.1.2.2. Đối với NHTM

Tín dụng xanh nói riêng và TDNH nói chung:

- Là hoạt động cơ bản, là nguồn thu chủ yếu của NHTM. Chức năng khởi đầu và truyền thống của NHTM là tín dụng. Mặc dù NHTM hiện đại đã mở ra nhiều dịch vụ ngân hàng ngoài tín dụng, nhưng cho đến nay, nghiệp vụ huy động vốn và cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận ngân hàng. Bất kỳ sự trục trặc nào trong hoạt động TDNH cũng tác động tiêu cực, không chỉ đến hoạt động tín dụng mà đến tất cả các hoạt động khác của ngân hàng.

- Tạo điều kiện phát triển các dịch vụ ngân hàng khác. Một mặt, các dịch vụ ngân hàng khác được phát triển trên chính các chủ thể có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Mặt khác, hoạt động TDNH nếu suôn sẻ sẽ cung cấp nguồn tài trợ cho các hoạt động khác thông qua nguồn vốn thu hút được, cũng như thông qua lợi nhuận đầu tư cho cơ sở hạ tầng dịch vụ. Nếu hoạt động tín dụng không tốt, khách hàng sẽ ngần ngại khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng. Bởi vì bản thân các dịch vụ ngân hàng thường liên quan đến nhau, nhất là liên quan đến tín dụng.

- Giúp NHTM thực thi các hoạt động kiểm soát hỗ trợ cho các khoản đầu tư trực tiếp của ngân hàng vào doanh nghiệp. Trong thực tế, nhiều ngân hàng đã chuyển các khoản vay thành đầu tư khi muốn kiểm soát doanh nghiệp. Các dữ liệu ngân hàng thu thập về doanh nghiệp giúp ngân hàng có thể ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Ngoài ra Tín dụng xanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường:

- Tín dụng xanh góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Vai trò quan trọng nhất phải kể tới khí các NHTM triển khai tín dụng xanh là những tác động tích cực tới môi trường – xã hội bằng việc cấp tín dụng cho các dự án liên quan đến môi trường như tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo... thông qua khuyến khích các doanh nghiệp, khách hàng áp dụng các thông lệ kinh doanh bền vững.

- Tín dụng xanh là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọng, từ đó giúp cho việc tích tụ và tập trung ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường- xã hội trong sản xuất.

Nhờ có nguồn vốn tín dụng xanh của ngân hàng nên các doanh nghiệp sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường có điều kiện bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời hay mở rộng nguồn vốn đảm bảo được quá trình sản xuất bình thường và còn có thể mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật công nghệ mới tăng tính cạnh tranh và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường- xã hội. Tín dụng xanh đã giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để duy trì mối liên hệ hữu cơ giữa sản xuất, lưu thông hàng hoá và tiêu dùng xã hội.

Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, quan hệ quốc tế ngày càng được tăng cường, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của thị trường thế giới, do đó tín dụng xanh ngân hàng trên lĩnh vực tín dụng quốc tế cũng trở nên quan trọng giúp cho việc liên kết chuyển giao công nghệ xanh và sạch giữa các nước trên thế giới được nhanh chóng, rút ngắn thời gian phát triển.

Như vậy hoạt động tín dụng xanh của các NHTM đã góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng ngay cả trong nước và quốc tế.

- Tín dụng xanh giúp cho việc điều hoà nguồn vốn góp phần ổn định thị trường tiền tệ, phát triển cân đối các ngành trong nền kinh tế quốc dân, và chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế xanh bền vững.

Thông qua tín dụng xanh mà nguồn vốn dịch chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm cho xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở nơi thiếu vốn,

giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần làm cho tốc độ luân chuyển hàng hoá và tiền vốn tăng lên, tạo sự phát triển đồng đều giữa cách ngành hướng tới phát triển xanh và các ngành còn lại.

Tín dụng xanh góp phần vào việc điều hoà nguồn vốn, đồng thời thông qua khung lãi suất quy định giúp cho chính sách tiền tệ của Chính phủ được thực hiện, điều hoà lưu thông tiền tệ góp phần ổn định tiền tệ, và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ.

Hơn nữa, thông qua tín dụng xanh, Chính phủ có những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng, miền hay các ngành thân hiện với môi trường - xã hội, trọng điểm nhờ vào việc đưa ra các ưu đãi tín dụng... do vậy đã kích thích thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, ngành trên trong diện ưu tiên của Chính phủ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự phát triển cân đối và bền vững trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)