1. 2 Đối với nền kinh tế
2.2.2.3. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Theo kết quả khảo sát của IFC năm 2012 tại Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội bằng cách sử dụng bộ tiêu chuẩn của IFC. Nhờ sử dụng bộ tiêu chuẩn này, Techcombank đã chủ động hơn khi xét duyệt các khoản tín dụng xanh. Tuy nhiên Techcombank gặp nhiều khó khăn trong việc tự thẩm định các yếu tố kỹ thuật phức tạp về mặt môi trường cũng như các vấn đề tài chính khác liên quan, do đó ngoài việc tham khảo bộ tiêu chuẩn của IFC như hai ngân hàng Sacombank và Vietinbank thì Techcombank đã có một bước đi mới, có thể nói đó là bước đi đúng và là xu thế cho hiện nay đó là tham gia vào Quỹ Ủy thác tín dụng
xanh (GCTF). Triển khai tại Việt Nam, Quỹ Ủy thác tín dụng xanh sẽ được vận hành với sự tham gia của các cơ quan tài chính, Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam hỗ trợ thẩm định yếu tố kỹ thuật về mặt môi trường, Trung tâm tham vấn tại Thụy Sĩ và Cục kinh tế liên bang Thụy Sĩ có vai trò tư vấn và hỗ trợ vốn. Nhờ sự phối hợp của nhiều bên bởi vậy hoạt động tín dụng xanh trở niên thiết thực và hoạt động có hiệu quả.
Ngân hàng Techcombank tham gia với tư cách là cơ quan tài chính từ đó sẽ đánh giá doanh nghiệp về hiện trạng tài chính, đàm phán, thiết lập điều kiện vay (lãi suất, thời hạn vay, các điều khoản…), giải ngân và thu hồi vốn vay, khai thác khách hàng mới.
Tại Việt Nam, GCTF tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn điều lệ dưới 5 triệu USD và số nhân viên dưới 1 ngàn người. Nhưng GCTF vẫn hỗ trợ đối với các công ty lớn, đang dẫn đầu trong một lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp tương tự quy mô nhỏ hơn đang hoạt động, để có thể nhân rộng mô hình cải thiện môi trường sau khi thành công.