Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 71 - 75)

1. 2 Đối với nền kinh tế

2.3.2. Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng xanh

Tùy theo mức độ tham gia các khâu trong chuỗi cung ứng vật tư đầu vào - sản xuất - tiêu thụ, khách hàng được áp dụng mức lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0,5% đến 1,5% so với lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành của Agribank. Lãi suất cho vay trung bình: ngắn hạn 6%, trung hạn10%.

Có thể thấy với 73% dư nợ là cho vay ngắn hạn, và với lãi suất ngắn hạn áp dụng cho các mô hình nông nghiệp sạch chỉ 6%, tỷ lệ thu lãi của Agribank thấp. Tuy nhiên đây là cơ hội tốt để nhân liên nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, triển khai mô hình “Ngân hàng lưu động” đưa vốn đến tay người nông dân được thuận lợi hơn, chi phí thấp hơn.

2.3.3. Sự phát triển thị phần

Hoạt động tín dụng nông nghiệp năm 2016 vô cùng khó khăn, do sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiên tai, sự cố môi trường biển… song Agribank vẫn đạt mục tiêu, chất lượng đề ra, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng định hướng; cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 514.154 tỷ đồng, tăng 69.494 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 70% tổng dư nợ; cho vay hộ sản xuất và cá nhân đạt 497.047 tỷ đồng, tăng 23%... Với dư nợ nông nghiệp ở mức cao như trên, Agribank đang chiếm 50% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực này của toàn ngành. Có thể dễ hiểu vì sao NHNN lựa

chọn Agribank là ngân hàng chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xanh của dự án thí điểm tín dụng xanh: nông nghiệp hữu cơ.

2.3.4. Hệ thống kênh phân phối

Tính đến 31/03/2017, có 55 khách hàng tổ chức và 213 khách hàng cá nhân tiếp cận vốn vay ưu đãi nông nghiệp sạch, chủ yếu tập trung vào các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Ninh Thuận, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Long An là những tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện đặc biệt để thu hút các ngành đầu tư mà nhiều tỉnh thành khác không thể phát triển, đặc biệt là có nhiều điều kiện thuận lợi cho các mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Ví dụ như Ninh Thuận là địa phương có đường bờ biển dài 105 km, môi trường nước biển trong sạch với nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiếng như Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Vĩnh Hy nắng ấm quanh năm nên có thể phát triển du lịch biển rất tốt. Không những vậy, Ninh Thuận còn có điều kiện lý tưởng để phát triển ngành năng lượng sạch về năng lượng gió và mặt trời, công nghiệp sản xuất muối.

477,043 140,549 60,167 52,250 43,940 40,150 25,300 2,200 2,200 Ninh Thuận Vĩnh Long Lâm Đồng Long An Lào Cai Đồng Tháp Bắc Giang Thanh Hóa Ninh Bình

Biểu đồ 2.3: Phân loại cho vay nông nghiệp sạch (theo địa bàn)

Hay như tại huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) từ 5 năm nay trở lại đây nhiều cơ sở sản xuất rau sạch có thể tự cung ứng cả 3 khâu từ đầu vào đến canh tác và phân phối sản phẩm, do đó tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Ngoài sơ chế, đóng gói rau, các cơ sở còn cần có thêm hệ thống mái che, lưới che nhằm ngăn côn trùng để giảm bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật. Để đầu tư xây dựng được, họ rất cần vốn và có nhu cầu tiếp cận vay vốn theo chương trình tín dụng ưu đãi phát triển nông nghiệp sạch của Agribank.

Với quy mô chăn nuôi hơn 250.000 gà đẻ trứng, Doanh nghiệp TNHH Thanh Đức cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Đồng Nai được tiếp cận với chương trình tín dụng phục vụ nông nghiệp sạch của Agribank. Dây chuyền máy móc thu gom trứng gà đẻ hiện đại có được từ nguồn vốn vay đã mang lại hiệu quả thiết thực. Một hệ thống thu gom trứng gà tự động như của Doanh nghiệp TNHH Thanh Đức có thể làm việc thay cho hàng chục nhân công, điều nay, không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí đầu vào sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được thương hiệu và cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại nhập. Đầu tư vào thiết bị nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao vừa có thể cung cấp được thực phẩm sạch cho thị trường, vừa phát triển quy mô sản xuất, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh, hội nhập quốc tế có nhiều thách thức với hàng nông sản Việt Nam. Giá thành sản phẩm của Việt Nam cao thường là do dùng nhân công nhiều và không ứng dụng công nghệ, không đổi mới thiết bị. Khi thay đổi dây chuyền sản xuất, giá trị sản phẩm tăng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu các thị trường khó tính.

Từ những lợi ích và các khách hàng được hưởng khi vay vốn chương trình tín dụng phục vụ nông nghiệp sạch, Agribank không chỉ mong muốn có thể nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, mà quan trọng hơn là có thể hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, giữ được thị trường tiêu dùng trong nước và có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Do thời gian triển khai ngắn nên chưa phát sinh nợ xấu. 2.3.6. Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng xanh

Ngoài việc triển khai gói tín dụng ưu đãi phục vụ nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, Agribank cũng thực hiện cấp tín dụng đối với các một số dự án tín dụng xanh trong các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo, công nghiệp xanh nhằm đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng xanh, phục vụ nhu cầu khác nhau của khách hàng, cùng vì mục tiêu tăng trưởng xanh của nền kinh tế. Theo đó giá trị mang lại của các dự án là vì các yêu tố môi trường và phát triển bền vững.

Tính đến 30/09/2016, có 23 công trình/dự án tín dụng điển hình được triển khai, cụ thể như sau:

Bảng 2.7 Danh mục các Dự án điển hình đã triển khai (tính đến 30/9/2016)

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

STT Tên Dự án Giá trị

HĐTD Dư nợ

Nhóm lĩnh vực Lĩnh vực 1 Năng lượng tái tạo

1 Xây dựng công trình Phong điện 1

Bình Thuận 1,382 1,1

11 Sản xuất năng lượng gió

14 Sản xuất thủy điện 2 Nhà máy thủy điện Sơn La 3,500 2,394

3 Nhà máy thủy điện Lai Châu 1,000 438 4 Nhà máy thủy điện Buôn Kuop 1,115 146 5 Nhà máy thủy điện Huội Quảng 200 144 6 Nhà máy thủy điện Bản Chát 1,361 816 7 Nhà máy thủy điện Bản Vẽ 250 73

8 Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 200 56 9 Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 200 56 10 Nhà máy thủy điện Plei Krong 389 21 11 Nhà máy thủy điện Sesan 3 588 223 12 Nhà máy thủy điện Sesan 3A 483 193 13 Nhà máy thủy điện Sesan 4 763 238 14 Nhà máy thủy điện Serepok 3 400 149 15 Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ 300 37 16 Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở

rộng 1,045 296

17 Nhà máy thủy điện A Vương 300 51 18 Cảng biển trung tâm điện lực duyên

hải 500 273

16 Công trình lưới điện 19 Dự án cấp điện lưới xã đảo Hòn

Nghệ 110 43

20 Dự án cấp điện lưới xã đảo Lại Sơn 374 186

2 Công nghiệp xanh

21 Dự án xây dựng hệ thống cấp nước

khu vực còn lại huyện Thanh Trì 129 110

23 Quản lý nước bền vững, tiết kiệm nước

25 Hiệu quả năng lượng 22 Dự án nhà máy sản xuất cồn công

suất 60 ngàn tấn/năm 572 396

255 Sử dụng công nghệ năng lượng sạch

3 Nông nghiệp xanh

31 Nông nghiệp bền vững 23 Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn

chăn nuôi tại Bắc Ninh 700 527

313 Ứng dụng công nghệ cao

(Nguồn: Báo cáo Ban Định chế tài chính)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)