CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 77)

1. 2 Đối với nền kinh tế

3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH

3.1.1. Xu hướng phát triển tín dụng xanh trên thế giới

Trong số các định chế tài chính đưa ra các điều kiện về bảo vệ môi trường xã hội, có thể nói, Chính sách kinh doanh bền vững và Nguyên tắc xích đạo của Tổ chức tài chính quốc tế (International Finance Corporation - IFC) được đánh giá là chuẩn

Nguyên tắc xích đạo là một bộ nguyên tắc tự nguyện, được thông báo lần đầu vào tháng 06/2013 với 10 ngân hàng hưởng ứng, đến tháng 07/2009 đã có 69 ngân hàng trên thế giới tham gia. Hơn 70% các dự án ở các thị trường mới nổi và hơn 85% dự án tài trợ nói chung được thực hiện theo nguyên tắc này.

Tài trợ dự án là một hình thức cấp vốn, trong đó bên cho vay chủ yếu quan tâm tới nguồn thu do dự án mang lại, bao gồm cả nguồn hoàn trả khoản vay và tính an toàn, độ tin cậy của khoản vay đó. Hình thức này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà tài trợ có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro, thách thức từ các vấn đề xã hội và môi trường của dự án, đặc biệt đối với những dự án tại các thị trường mới nổi. Vì vậy, các Định chế Tài chính Tham gia Nguyên tắc Xích đạo (The Equator Principles Financial Institutions - EPFIs) đã từng bước áp dụng nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng các dự án được đầu tư sẽ phấn đấu thực hiện các trách nhiệm xã hội cũng như hoạt động quản lý môi trường bền vững. Nhờ đó, tác động tiêu cực của dự án đến hệ sinh thái và cộng đồng có thể được ngăn ngừa; hoặc trong các trường hợp bất khả kháng, những tác động này sẽ được giảm thiểu và/hoặc được đền bù thỏa đáng.

EPFIs tin rằng việc tuân thủ và tôn trọng những nguyên tắc này sẽ mang lại lợi ích đáng kể không chỉ cho chính bản thân họ, mà cho cả những đơn vị nhận tài trợ và các bên liên quan thông qua những cam kết giữa đơn vị được tài trợ với các cộng đồng chịu ảnh hưởng. Trong vai trò nhà tài trợ của mình, EPFIs tin rằng những nỗ lực này có thể tạo cơ hội tăng cường trách nhiệm quản lý môi trường và phát triển xã hội. Từ đó, theo thời gian, EPFIs sẽ tiếp tục xem xét, đánh giá và hoàn thiện các quy tắc này dựa trên kinh nghiệm triển khai và các bài học thực tế.

Những quy định của Nguyên tắc Xích đạo được áp dụng như một nền tảng cơ bản, là khuôn khổ cho việc thực hiện các chính sách, quy trình, tiêu chuẩn về môi trường và xã hội của mỗi thành viên thuộc EPFIs. EPFIs sẽ không cung cấp các khoản vay cho những dự án mà bên nhận tài trợ không hoặc không thể tuân thủ các chính sách xã hội và môi trường cũng như các quy định thuộc Nguyên tắc Xích đạo.

Phạm vi áp dụng, cũng như nội dung của Nguyên tắc Xích đạo được tác giả đề cập tại Phụ lục của Luận văn.

3.1.2. Cơ hội và thách thức cho phát triển hoạt động tín dụng xanh

Sau khi Việt Nam gia nhập TPP, nền kinh tế đứng trước sức ép vô cùng lớn từ các nước thành viên, sự lo ngại về tình trạng hàng hóa trong nước không thể cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết về việc chủ động mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, những cải tiến về chất lượng cũng cần phải song hành với những cải tiến về mô hình hoạt động nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường theo đúng hướng đi bền vững của nền kinh tế trong thời đại mới. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp trong nước đều ở trong tình trạng thiếu vốn, hàng loạt dự án, mô hình phát triển bền vững chưa thể triển khai vì cung ngân sách hạn hẹp. Nguồn lực cho tài chính xanh đang trở nên hết sức cần thiết. Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, những dự án tăng trưởng xanh thường gặp phải những khó khăn từ việc huy động vốn do Nhà nước chỉ đáp ứng được một phần khiêm tốn, còn lại là vốn tự có hoặc huy động từ các kênh khác. Đây chính là một mảnh đất đem lại nhiều lợi ích bền vững cho chính các tổ chức tín dụng (lợi nhuận, uy tín…), cho các doanh nghiệp được vay vốn cũng như cho cộng đồng. Có thể xem là dư địa thực tế mà các ngân hàng thương mại cần để tâm, nhất là trong bối cảnh thanh khoản và vốn đầu vào ngày càng tích cực hiện nay.

Mặc dù có tiềm năng rất lớn và mang lại cơ hội đổi mới công nghệ cho nền kinh tế hiện nay, tín dụng xanh vẫn còn gặp phải những trở ngại như:

3.1.2.1. Hành lang pháp lý chưa đầy đủ

Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa có các quy định đầy đủ liên quan trực tiếp tới việc các ngân hàng cần phải cân nhắc tới những rủi ro về môi trường và xã hội đối với những khoản vay tín dụng. Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật chỉ tập trung vào trách nhiệm của những đơn vị trực tiếp gây ô nhiễm. Việc này đã dẫn đến tâm lý chủ quan của các cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định mà chưa chú trọng đến đánh giá các rủi ro về môi trường. Việc kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu thẩm

định tín dụng có thể hạn chế những rủi ro về mặt môi trường, xã hội thông qua việc quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay vốn đối với những dự án có những dấu hiệu xấu. Do đó, một quy định có tính chất pháp lý có vai trò rất quan trọng để xác định những trách nhiệm liên đới của các ngân hàng trước sự cố môi trường. Từ đó, các ngân hàng sẽ cần phải cẩn trọng hơn trước những quyết định cho vay của mình để tín dụng vừa có thể đến tay nhà đầu tư một cách “chất lượng”, vừa đảm bảo được những điều kiện ràng buộc với pháp luật về các tiêu chí xanh, thân thiện với môi trường sống.

3.1.2.2. Hệ thống quản lý rủi ro chưa thực sự hoàn chỉnh

Theo khảo sát của Công ty Tài chính (IFC), tại Việt Nam, các nhóm doanh nghiệp chịu mức độ rủi ro môi trường - xã hội cao nhất là khai khoáng, nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; Doanh nghiệp trong ngành chế biến, doanh nghiệp trong ngành xây dựng và cuối cùng là nông - lâm nghiệp. Nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm thị phần khách hàng tương đối lớn của các ngân hàng, tuy nhiên việc quản lý rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng này lại chỉ tập trung vào các rủi ro cốt yếu mà chưa xem trọng đến việc quản lý rủi ro về môi trường - xã hội.

Việc áp dụng và thực hiện quản lí rủi ro về môi trường - xã hội của các ngân hàng còn gặp nhiều thách thức như: thiếu năng lực thể chế, thiếu thông tin về khách hàng và cam kết từ đội ngũ quản lý cấp cao, năng lực đánh giá rủi ro của các cán bộ ngân hàng còn gặp nhiều hạn chế...

Do chưa có quy định chính thức về hệ thống quản lý rủi ro môi trường, đa phần các cán bộ tín dụng trong số các ngân hàng chỉ kiểm tra trong hồ sơ xin vay vốn xem có bản đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hay chưa, một số sẽ kiểm tra công nghệ xả thải và kế hoạch di dân (nếu có) của công trình/dự án, nhưng hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm của người thẩm định chứ chưa có những quy định cụ thể của ngân hàng về vấn đề này. Tuy nhiên, hiệu quả của những bản đánh giá này vẫn còn là một vấn đề cần phải xem xét. Việc đánh giá tác động môi

trường chỉ được xem như một việc làm cần thiết để xin giấy phép hoạt động, thay vì cân nhắc tính toán những tác động tiêu cực có thể xảy ra.

Tác dụng của hệ thống quản lý rủi ro không thể nhìn thấy trong ngắn hạn, ngay cả khi đã có một hệ thống quản lí rủi ro môi trường cơ sở, các ngân hàng vẫn có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn khi bắt đầu thực hiện việc quản lí rủi ro môi trường như: Chi phí hành chính để xây dựng môi trường và duy trì hệ thống quản lý, chi phí thuê chuyên gia tư vấn, chi phí đào tạo cán bộ quản lí cho những dự án có rủi ro cao... Điều này có thể lí giải cho việc các ngân hàng vẫn chưa thực sự mặn mà trong việc thực hiện áp dụng các nội dung quản lí một cách nghiêm túc và triệt để.

Đến năm 2012, hiện có một số ngân hàng thương mại Việt Nam có hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, trong đó có hai ngân hàng sử dụng bộ tiêu chuẩn của IFC (Techcombank, Vietinbank), một ngân hàng (Sacombank) có tham khảo bộ tiêu chuẩn này nhưng cũng xây dựng chính sách riêng của mình. Việc áp dụng quản lí rủi ro môi trường - xã hội là một hành trình dài hướng tới phát triển bền vững, song để thực hiện được điều này không chỉ cần chủ động tổng hợp nguồn lực nội tại của các ngân hàng mà còn cần sự chỉ đạo từ các cơ quan cấp cao, các đối tác và tất nhiên là sự hợp tác từ các khách hàng của ngân hàng cho vay vốn.

3.1.2.3. Thiếu thông tin về tín dụng xanh

Những lợi ích về tín dụng xanh đối với công tác bảo vệ môi trường là rất lớn, tuy vậy, tại Việt Nam hoạt động này còn mới mẻ, thậm chí giải pháp về tài chính xanh còn ít, chưa có giải pháp ngân hàng xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh. Các ngân hàng thương mại truyền thống chưa sẵn sàng cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh.

IFC đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành khảo sát thực tiễn về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trên 54 tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Khảo sát của IFC tập trung vào các vấn đề chính như: Nhận

thức, hiểu biết của các tổ chức tín dụng về vấn đề môi trường xã hội; việc xây dựng chính sách và quy trình quản lý rủi ro môi trường - xã hội; so sánh hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội ở Việt Nam với các thông lệ quốc tế…

Kết quả chỉ ra rằng, 89% số ngân hàng tham gia khảo sát không biết đến bất kỳ tài liệu hướng dẫn hay tiêu chí nào về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong ngành tài chính. 93% các ngân hàng cũng cho rằng cần phải có hướng dẫn về vấn đề này.

3.1.2.4. Nguồn lực tài chính còn eo hẹp

Nguồn vốn cần để thực hiện tín dụng xanh là rất lớn, song không phải tất cả các ngân hàng đều hào hứng tham gia. Những dự án thân thiện với môi trường đều đi kèm với những khó khăn gây bất lợi đối với các ngân hàng như: Thời hạn quá dài, tài sản đảm bảo không đủ chắc chắn, khoản vay quá lớn, yêu cầu năng lực thẩm định cao... Do đó, các ngân hàng đều mang tâm lý e ngại trước một dự án tín dụng xanh có nhu cầu vốn đầu tư lớn. So với các sản phẩm truyền thống, tín dụng xanh có tỉ lệ rất nhỏ và hầu như không đáng kể trong cơ cấu các sản phẩm tín dụng của các ngân hàng.

Hiện nay, nguồn tài chính cho các chính sách Tín dụng xanh chủ yếu đến từ Quỹ ủy thác tín dụng xanh (Green Credit Trust Fund) với sự tham gia của các bên bao gồm trong và ngoài nước. Các ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia như ACB, Techcombank và VIB chỉ đóng vai trò như đánh giá khách hàng về hiện trạng tài chính, đàm phán và thiết lập các điều kiện cho vay với doanh nghiệp, quản lý việc giải ngân và thu hồi vốn vay, khai thác nguồn khách hàng mới và tập trung quảng bá... còn việc cấp ngân sách cho Quỹ hoàn toàn do cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ. Những dự án được xem xét buộc phải tuân thủ những tiêu chí nghiêm ngặt về quy mô công ty, hình thức sở hữu, tình trạng doanh nghiệp, ngành nghề, quy mô tín dụng... Mặc dù có những ngoại lệ trong quá trình xét duyệt nhưng số lượng doanh nghiệp nhận được hỗ trợ còn rất khiêm tốn.

Nguồn cung ít không thể đáp ứng được cầu về tín dụng xanh cho các doanh nghiệp, bài toán về vốn vẫn còn là một sự trăn trở không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cộng đồng các ngân hàng.

3.1.3. Chủ trương của Việt Nam cho phát triển hoạt động tín dụng xanh thời gian tới

Tín dụng xanh đã và đang chứng minh là hướng đi tất yếu của ngành tài chính toàn cầu. Nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành hoạt động tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng gắn với hiệu quả và ưu tiên đầu tư vốn tín dụng vào các lĩnh vực, dự án hỗ trợ tăng trưởng xanh. Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng xanh, nhiều chỉ thị về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đã được đưa ra, chỉ rõ hoạt động cấp tín dụng của ngành ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững.

Theo đó, các tổ chức tín dụng cần rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng; tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh.

Đồng thời, xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội như nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng xanh, triển khai chương trình tín dụng có chính sách khuyến khích đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có mục tiêu tăng trưởng xanh. Cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng tín dụng xanh, quan tâm tài trợ các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thực hiện tăng trưởng xanh.

Cùng với đó, tổ chức tín dụng cần tập trung ưu tiên cấp tín dụng xanh cho các ngành kinh tế thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên

nhiên; sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường. Chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng thông qua việc cải thiện các chính sách, nguồn lực, quy trình và thủ tục cấp tín dụng để tăng cường sự phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường và quản lý tín dụng.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH TẠI AGRIBANK THỜI GIAN TỚI

3.2.1. Nhóm các giải pháp chung cho hoạt động tín dụng tại Agribank

Với mục tiêu: tăng trưởng tín dụng trong phạm vi kiểm soát được chất lượng tín dụng và phải đảm bảo an toàn hiệu quả; rà soát thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN; tập trung ưu tiên vốn cho các đối tượng ưu tiên theo chủ trương của Chính Phủ, NHNN như lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; các khách hàng thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu; các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng hoạt động kinh doanh ngành công nghiệp hỗ trợ; các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Agribank cần tập trung vào một số giải pháp sau:

3.2.1.1. Về cơ chế chính sách:

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến cấp tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)