Đánh giá chung về hoạt động tín dụng xanh tại Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 75 - 77)

1. 2 Đối với nền kinh tế

2.3.7. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng xanh tại Agribank

- Kết quả:

Một là, Ưu điểm nổi bật nhất của chương trình tín dụng này là không có giới hạn về nguồn vốn vay, nên dù mới được ban hành đã có nhiều doanh nghiệp muốn tiếp cận. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi giá rẻ, tạo điều kiện để mở rộng cơ sở kinh doanh nuôi trồng, xây dựng thành công chuỗi từ sản xuất con giống, nuôi thương phẩm chế biến theo chuỗi công nghệ sạch để đưa ra thị trường.

Hai là, Với mức lãi suất rất ưu đãi, chương trình tín dụng còn có tác động hỗ trợ nhiều cho khách hàng gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Đối với các doanh nghiệp, chủ trang trại tham gia sản xuất sạch theo chuỗi liên kết, rủi ro về thiên tai dịch bệnh luôn là nỗi lo lắng rất lớn. Đây như là một chính sách hỗ trợ và san sẻ phần nào với người sản xuất chân chính.

- Hạn chế:

Những lợi ích của chương trình tín dụng ưu đãi “nông nghiệp sạch” đã có thể nhìn thấy, tuy nhiên, để các doanh nghiệp, chủ trang trại, hợp tác xã có thể tiếp cận thuận lợi hơn với nguồn vốn thì cũng còn cần tháo gỡ những vướng mắc.

Một là, Vấn đề định giá tài sản bảo đảm hiện đang bị vướng, trong quy định thì việc định giá đất nông nghiệp phải theo khung giá do UBND tỉnh công bố, như vậy, giá trị định giá sẽ rất thấp so với giá thị trường khi ngân hàng thẩm định cho vay.

Hai là, Người dân rất cần vốn để thay đổi quy trình sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm nông sản chất lượng cao. Ví dụ như đầu tư 1 trang trại sản xuất rau sạch thì cần có nhà lưới, công nghệ của nước ngoài... Tuy nhiên, để đầu tư được như thế thì số vốn sẽ rất lớn nên người dân vẫn còn tâm lý e ngại.

Ba là, Chưa có quy định cụ thể về quy mô của các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã khi tham gia vay vốn chương trình.

Bốn là, Chưa có quy chuẩn chứng nhận sản phẩm nông sản sạch để việc đầu tư vốn được đúng đối tượng. Như vậy sự đồng hành giữa chính quyền, người sản xuất và nguồn vốn ngân hàng sẽ gắn chặt và đem lại hiệu quả thiết thực.

Về phía các chi nhánh Agribank, việc thực hiện triển khai chương trình tín dụng ưu đãi “Nông nghiệp sạch” chưa được chú trọng nhiều do:

Một là, Chương trình tập trung hướng tới các đối tượng doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại sản xuất nông nghiệp sạch quy mô lớn. Các đối tượng này hầu hết tập trung ở các vùng nông thôn, các tỉnh thành có mức độ phát triển nông nghiệp nông thông nhiều. Do vậy chương trình chưa được các chi

nhánh Agribank ở các thành phố lớn quan tâm do việc tiếp cận khách hàng khó, ngoài địa bàn.

Hai là, Về lãi suất cho vay, Agribank là ngân hàng hàng đầu tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, lãi suất cho vay khu vực này luôn hết sức cạnh tranh. Do vậy việc điều chỉnh giảm thêm 0.5%-1%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành của Agribank khiến nhiều chi nhánh Agribank e ngại ảnh hưởng đến tài chính của chi nhánh mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã khái quát được tình hình phát triển hoạt động tín dụng xanh tại một số NHTM ở Việt Nam. Đồng thời phân tích và đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Agribank – một NHTM hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với sự ra đời của Chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ nông nghiệp sạch. Tuy mới triển khai, doanh số cho vay còn hạn chế nhưng Chương trình đã đạt được những thành công nhất định, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, tiếp được vốn cho nhiều mô hình nông nghiệp sạch. Ở Chương cuối, tác giả sẽ nghiên cứu xu hướng phát triển tín dụng xanh trên thế giới, đồng thời đưa ra một số những giải pháp cũng như kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)