Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 63 - 64)

1. 2 Đối với nền kinh tế

2.2.2.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong những ngân hàng tại Việt Nam chủ trương phát triển tín dụng xanh với nhiều nguồn vốn quốc tế để tài trợ các Dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hiện nay, Ngân hàng Vietinbank đang xây dựng sản phẩm tài trợ các Dự án Tiết kiệm năng lượng hiệu quả với sự tư vấn của cổ đông IFC. Theo đó, các sản phẩm tín dụng xanh của hệ thống ngân hàng này bao gồm: Chương trình bảo lãnh các dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; Chương trình cho vay các dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (Nguồn vốn Quỹ Môi trường toàn cầu và đối ứng của Vietinbank); Chương trình tín dụng môi trường (Nguồn vốn của EIB); Chương trình Tài trợ dự án tiết kiệm hiệu quả năng lượng từ Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF); Chương trình cho vay Dự án năng lượng tái tạo REDP (Nguồn vốn Ngân hàng Thế giới).

Xác định được thuận lợi, khó khăn cũng như sự cần thiết của việc phát triển hình thức tín dụng xanh, căn cứ trên tinh hình thực tế, Vietinbank đã tập trung để xây dựng một chiến lược riêng đảm bảo sự phát triển hiệu quả của sản phẩm này. Theo đó, sử dụng nguồn vốn huy động của Vietinbank, thu hút nguồn vốn từ các định chế tài chính quốc tế như: Deutsche Bank, JICA, WB, ADB… để thực hiện tín dụng xanh. Tiếp tục phối hợp với IFC xây dựng và triển khai sản phẩm Tài trợ Dự án tiết kiệm hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo tại Vietinbank. Hợp tác với Viet- Esco trong việc kiểm toán năng lượng các dự án, đáp ứng điều kiện kỹ thuật của các chương trình.

Điển hình cho hoạt động tín dụng xanh của Vietinbank kể tới Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương (Vietinbank Chương Dương) đã đứng ra bảo lãnh

cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ" (PECSME) của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong đó có các cơ sở sản xuất của làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Trước đây, các cơ sở sản xuất ở làng nghề gốm Bát Tràng tiêu thụ khoảng 70.000 tấn than/năm, phát thải ra không khí gần 130 tấn bụi và thải ra môi trường 6.800 tấn tro xỉ... Song từ khi chuyển sang công nghệ mới, ước tính hàng năm các cơ sở này giảm phát thải khí được gần 1.579,08 tấn CO2, giảm chất thải rắn tương đương khoảng 600 tấn. Ngoài ra, với chi phí như nhau cho nguyên liệu, sản phẩm của lò nung gas có tỷ lệ hư hao dưới 1% (trong khi, tỷ lệ của lò than trên 15%), nhưng giá bán cao hơn sản phẩm cùng loại khi nung bằng lò than là 30%Việc vay vốn được triển khai trong 2 lĩnh vực là thay thế lò thủ công truyền thống bằng lò liên tục kiểu đứng (đối với ngành sản xuất gạch) và thay thế lò than truyền thống bằng lò gas bông gốm (đối với ngành sản xuất gốm sứ), với tổng số vốn cho vay hơn 10 tỷ đồng. Đây là sự hợp tác thành công giữa Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Ban quản lý Dự án PECSME giai đoạn 2006 - 2011 và Ngân hàng Công thương Việt Nam trong việc tìm ra cơ chế hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua cơ chế này, các doanh nghiệp được vay ưu đãi từ Quỹ tối đa là 70%/tổng Dự án. Nhờ nguồn vay này, các doanh nghiệp có thể đầu tư xây dựng công nghệ mới giúp giảm thiểu ô nhiễm, thực hiện tiết kiệm năng lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 63 - 64)