Tình hình cấp tín dụng đối với một số chương trình, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 51 - 54)

1. 2 Đối với nền kinh tế

2.1.2.2. Tình hình cấp tín dụng đối với một số chương trình, chính sách

- Cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, 55/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn.

Các chương trình kinh tế phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn được đặc biệt chú trọng, tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn của nông thôn Việt Nam như: nuôi trồng thủy sản, lương thực, chăn nuôi, trồng các loại cây năng suất cao như: cà phê, cây điều, cây cao su, cây chè, cây hồ tiêu….., cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo các chương trình kinh tế phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại Agribank giai đoạn 2015-2016

(Đơn vị tính: tỷ đồng) Stt Chương trình 31/12/2016 So với 31/12/2015 Tỷ trọng/Dư nợ nền KT Doanh số cho năm 2016 (+/-) (%) 1 Thủy sản 36.721 4.909 15,4% 4,9% 51.470 2 Ngành lương thực 21.029 2.749 15,0% 2,8% 39.994 3 Cho vay cà phê 14.729 1.557 11,8% 2,0% 18.842 4 Tổng chăn nuôi 136.567 27.602 25,3% 18,3% 141.916 5 Cho vay cây điều 2.225 685 44,5% 0,3% 3.505 6 Cho vay cây cao su 5.572 22 0,4% 0,7% 6.197 7 Cho vay cây chè 1.559 14 0,9% 0,2% 2.373 8 Cho vay cây hồ tiêu 5.137 1.642 47,0% 0,7% 4.230 Tổng 223.539 39.180 21,3% 30% 268.527

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng của Agribank năm 2015-2016)

Tính đến thời điểm 31/12/2016, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 514.154 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69%/dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 69.494 tỷ động (+15,6%) so với 31/12/2015. Số khách hàng còn dư nợ là 3.634.268 khách hàng.

- Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ liên kết theo QĐ số 14/QĐ-NHNo- HSX ngày 09/01/2015 của Tổng Giám đốc Agribank:

Tính đến 31/12/2016, đã có 54/156 chi nhánh thực hiện cho vay thông qua tổ liên kết với tổng dư nợ đạt 64.994 tỷ đồng, tăng 14.726 tỷ đồng (+29,29%) so với 31/12/2015, số thành viên đang còn dư nợ là 1.230.364 thành viên, số tổ: 48.852 tổ. Nợ xấu: 199 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,31%/dư nợ cho vay qua tổ.

- Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ số 63, 65, 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ:

Tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2016 đạt 4.088 tỷ đồng, tăng 1.009 tỷ đồng (+32,8%) so với 31/12/2015; số khách hàng còn dư nợ là 14.002 khách hàng. Nợ xấu: 1.3 tỷ đồng, tương ứng với 0,03%/dư nợ cho vay theo chinh sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp. Hỗ trợ lãi suất lũy kế từ đầu năm đến 31/12/2016 là 277 tỷ đồng.

- Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính Phủ và thông tư 06/2009/TT-NHNN:

Nhiều tỉnh, huyện trong cả nước đã tích cực triển khai gói cho vay ưu đãi này. Tính đến 31/12/2016, đã có 64 huyện, 18 tỉnh thực hiện cho vay, tăng 10% so với năm 2015. Dư nợ 31/12/2016 đạt 3.225 tỷ đồng, tăng 701 tỷ đồng (+27,8%) so với 31/12/2015. Nợ xấu: 4.2 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,13%/dư nợ cho vay ưu đãi đối với huyện nghèo. Số tiền hỗ trợ 137 tỷ đồng, tăng 29 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015.

- Cho vay xây dựng nông thôn mới:

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã triển khai đến toàn bộ các xã trên địa bàn cả nước theo chủ trương của Chính phủ. Số xã cho vay xây dựng nông thôn mới là 8957 xã. Doanh số cho vay đạt 357.521 tỷ động. Dư nợ cho vay: 307.383 tỷ đồng, tăng 49.195 tỷ đồng (+19,1%) so với đầu năm 2015. Số khách hàng còn dư nợ: 2.591.711 khách hàng. Nợ xấu 2.321 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,8%/dư nợ cho vay nông thôn mới.

- Cho vay gia súc, gia cầm (chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm theo chỉ đạo của Chính phủ tại công văn số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012):

Doanh số cho vay lũy kế đến 31/12/2016: 192.957 tỷ đồng. Dư nợ: 41.360 tỷ đồng. Nợ xấu: 949 tỷ đồng, tăng 526 tỷ đồng so với 31/12/2015. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,2%/dư nợ cho vay gia súc, gia cầm. Số lượng khách hàng còn dư nợ: 400.221 khách hàng.

- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư số 11 của Ngân hàng Nhà nước:

Doanh số cho vay lũy kế từ khi triển khai gói hỗ trợ: 3.096 tỷ đồng. Doanh số thu nợ lũy kế: 600 tỷ đồng. Dư nợ: 2.496 tỷ đồng; trong đó dư nợ doanh nghiệp: 470 tỷ đồng, dư nợ cá nhân: 2.026 tỷ đồng. Nợ xấu: 1.6 tỷ đồng, chiếm 0,06%/dư nợ hỗ trợ nhà ở theo TT11. Số khách hàng còn dư nợ: 5.243 khách hàng.

- Cho vay xuất khẩu lao động:

Dư nợ: 41.5 tỷ đồng, chiếm 0,08% so với tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất và các nhân, giảm 27 tỷ đồng (-39,7%) so với năm 2015. Nợ xấu: 3.5 tỷ đồng, chiếm 8,4%. Số khách hàng còn dư nợ ở thời điểm 31/12/2016 là 1.474 khách hàng.

- Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản:

Tổng dư nợ thời điểm 31/12/2016: 2.865 tỷ đồng, tăng 2.405 tỷ đồng so với 31/12/2015; không có nợ xấu.

Số tàu: 409 tàu, tăng 308 tàu so với 31/12/2015, trong đó:

Cho vay đóng mới tàu dịch vụ: 697,57 tỷ đồng, số tàu đã cho vay 100 tàu Cho vay đóng mới tàu khai thác: 1.985,6 tỷ đồng, số tàu đã cho vay 239 tàu Cho vay nâng cấp tàu: 101,9 tỷ đồng, số tàu đã cho vay 70 tàu

Cho vay vốn lưu động: 80,89 tỷ đồng.

Dư nợ đạt 741 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với 31/12/2015, nợ xấu 0.88 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,12%/tổng dư nợ cho vay tái canh cà phê. Số khách hàng còn dư nợ 5.700 khách hàng, tăng 290 khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)