Tình hình doanh số cho vay, thu nợ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54)

1. 2 Đối với nền kinh tế

2.1.2.3. Tình hình doanh số cho vay, thu nợ:

- Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm, trung bình tăng trưởng 15%/năm. Điều này là kết quả của việc Agribank đã liên tục cho ra các chương trình vay ưu đãi giúp các đối tượng khách hàng nhanh chóng tiếp cận được vốn, mở rộng các mô hình sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.5: Doanh số cho vay tại Agribank giai đoạn 2015-2016

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Doanh số cho vay 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 749.053 878.411 1.046.411 17,27% 19,13% Phân theo thời hạn vay Ngắn hạn 640.785 731.927 851.201 14,22% 16,30% Trung/Dài hạn 108.268 146.484 195.210 35,30% 33,26% Phân theo loại tiền tệ VND 710.310 843.092 1.011.474 18,69% 19,97% Ngoại tệ 38.743 35.319 34.937 -8,84% -1,08% Phân theo TPKT Cá nhân hộ sản xuất 453.915 543.262 659.398 19,68% 21,38% Doanh nghiệp 295.138 335.149 387.013 13,56% 15,47%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng của Agribank năm 2015-2016)

- Doanh số thu nợ:

Bảng 2.6: Doanh số thu nợ tại Agribank giai đoạn 2015-2016

(Đơn vị tính: tỷ đồng) Doanh số thu nợ 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 697.370 805.608 928.047 15,52% 15,20% Phân theo thời hạn vay Ngắn hạn 611.182 691.896 796.900 13,21% 15,18% Trung/Dài 86.188 113.712 131.147 31,93% 15,33%

hạn Phân theo loại tiền tệ VND 658.148 768.462 892.328 16,76% 16,12% Ngoại tệ 39.222 37.146 35.719 -5,29% -3,84% Phân theo TPKT Cá nhân hộ sản xuất 409.672 477.543 566.388 16,57% 18,60% Doanh nghiệp 287.698 328.065 361.660 14,03% 10,24%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng của Agribank năm 2015-2016) 2.1.2.4. Tình hình nợ xấu

Nợ xấu năm 2016 có xu hướng tăng, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, tình hình kinh doanh và tài chính của khách hàng gặp khó khăn, không có nguồn thu trả nợ, đặc biệt một số ngành như chăn nuôi, chế biến thủy hải sản; Một số khách hàng có dư nợ lớn vay liên ngân hàng, liên chi nhánh chuyển nợ xấu theo thông tin CIC, theo kết luận thanh tra, kiểm toán nhưng các biện pháp xử lý, thu nồi nợ chưa đạt hiệu quả cao.

Xác định xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ đầu năm 2016 Agribank đã chỉ đại quyết liệt công tác xử lý, thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro; các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ hết thời gian cơ cấu, nợ phải chuyển nhóm theo thông tin CIC được kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế nợ xấu phát sinh.

Tổng dư nợ xấu nội bảng toàn hệ thống 31/12/2016 là 15.292 tỷ, tăng 1.378 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu là 1,89%, giảm 0,12% so với 31/12/2015, đạt mục tiêu kế hoạch dưới 2,5%.

2.1.2.5. Đánh giá chung hoạt động tín dụng của Agribank

- Các kết quả đạt được: Hoạt động tín dụng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của Agribank.

+ Dư nợ nền kinh tế đến 31/12/2016 đạt 745.134 tỷ đồng, tăng 118.364 tỷ đồng so với 31/12/2015.

+ Cơ cấu dư nợ chuyển đồi hợp lý: Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng khoảng 70%/Dư nợ cho vay nền kinh tế; Dư nợ cho vay doanh nghiệp đã tăng trưởng trở lại, tăng 11,4% so với năm 2015; Phát triển được các lĩnh vực được Chính phủ, Ngân hàng nhà nước ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất nhập khẩu, công nghệ phụ trợ, ứng dụng công nghệ cao…

+ Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% đảm bảo mục tiêu dưới 3% của NHNN và dưới 2,5% của Hội đồng thành viên Agribank tại Nghị quyết số 03/NQ-HĐTV.

- Những tồn tại cần khắc phục:

+ Công tác tăng trưởng tín dụng chưa đạt yêu cầu, tăng trưởng có nhưng còn thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra. Nhiều chi nhánh tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng thấp tập trung ở hai địa bàn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

+ Nợ xấu của Agribank trong hai năm trở lại đây biến động phức tạp, việc xử lý thu hồi nợ xấu chậm, nhiều khách hàng không đủ điều kiện để thực hiện cơ cấu nợ. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và đưa ra các phương án đối với các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro chuyển nợ xấu còn chưa đươc sát sao, chưa mang lại hiệu quả nhất định.

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.2.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam hiện nayTrong kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh 2014-2020, Ngân Trong kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh 2014-2020, Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ “Hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính – tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ tăng trưởng xanh”. Để triển khai quyết định này, Vụ Tín dụng Các ngành kinh tế đã xây dựng Chương trình tín dụng xanh đối với một số ngành lĩnh vực giai đoạn 2015-2017:

- Phạm vi: Tập trung nguồn vốn tín dụng với một số ưu đãi (vốn, lãi suất…) đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thuộc một số lĩnh vực xanh (năng lượng mới và năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, nông nghiệp hữu cơ, khác).

- Đối tượng:

+ Các doanh nghiệp (trong đó ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tiêu chí quy định hiện hành của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ) đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực xanh của chương trình.

+ Các NHTM tham gia triển khai chương trình tín dụng xanh gồm có:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank): là ngân hàng chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xanh của dự án (nông nghiệp hữu cơ);

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): là đơn vị đầu mối, quản lý và cho vay nguồn vốn các dự án tài chính nông thôn do WB tài trợ. Đối với các dự án được giải ngân đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội theo yêu cầu của WB;

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank): là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quá trình hoạt động, cũng như trong hoạt động tín dụng (đưa ra các tiêu chí cụ thể trong việc kết hợp bảo vệ môi trường vào hoạt động tín dụng; yêu cầu đánh giá môi trường đối với tất cả các khoản vay thuộc đối tượng đã được rà soát và phân loại; cũng như dành những khoản tín dụng ưu đãi cho những dự án tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải, các ngành sản xuất và ứng dụng thiết bị, sản phẩm bảo vệ môi trường);

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): là một trong những ngân hàng tích cực tham gia cho vay theo chương trình dự án tài chính cho doanh

2.2.1.2. Lĩnh vực xanh và địa bàn triển khaia. Nông nghiệp hữu cơ: a. Nông nghiệp hữu cơ:

Dưới tác động của tiến trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam ngày càng suy giảm. Sự gia tăng nhanh chóng mức độ ô nhiễm môi trường do việc sử dụng ngày càng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại… làm ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm. Trước tình hình này, việc phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao (còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) sẽ là hướng đi đúng đắn để nông nghiệp phát triển bền vững.

Ở Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đã được biết đến từ lâu nhưng nó mới chỉ được quan tâm và nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây, nhất là khi những vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang diễn ra ở mức báo động. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện tại vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chậm phát triển. Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, năm 2010 cả nước có 21.000ha nông nghiệp hưu cơ. Tới năm 2012, diện tích cũng chỉ tăng thêm được 2.400ha, lên thành 23.400ha, chỉ bằng 0.2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Tháng 12/2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ban hành bộ Tiêu Chuẩn Quốc Gia cho sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam (10TCN 602-2006); Tuy nhiên, những thủ tục hướng dẫn chi tiết để cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ không được miêu tả trong bộ Tiêu chuẩn này. Do đó, trên cơ sở các tiêu chuẩn của bộ Tiêu chuẩn 10TCN 602-2006, hệ thống các tiêu chuẩn hữu cơ PGS đã được xây dựng. Tất cả các nhóm nông dân đều có thể được cấp chứng nhận hữu cơ để quản lý tính liêm chính ở tất cả các khâu sơ chế, thương lái và bán hàng. Hệ thống này sẽ được quản lý bởi nhóm điều phối. Khi được cấp chứng nhận thì các đối tượng được phép sử dụng nhãn hiệu PGS. Trên cơ sở đó, nông nghiệp hữu cơ là một trong những lĩnh vực được lựa chọn để thực hiện trong chương trình tín dụng xanh.

Việt Nam có tiềm năng rất lớn về các nguồn năng lượng mới phân bổ rộng khắp trên toàn quốc, điền hình với một số nguồn sau:

Thứ nhất, nguồn năng lượng mặt trời phong phú với bức xạ nắng trung bình là 5kWh/m2

/ngày phân bổ trên khắp đất nước.

Thứ hai, vị trí địa lý của Việt Nam với hơn 3,400km đường bờ biển cũng giúp Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió, ước tính khoảng 500- 1000kWh/m2

/năm.

Thứ ba, với đặc điểm là một quốc gia mà nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 20% GDP, tạo ra nguồn cung lương thực, thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng trong nước và tạo nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản. Cùng với ưu thế mang lại từ lĩnh vực này, phế thải nông nghiệp (rơm, rạ, vỏ chấu, phân động vật, bùn, bã mía, vỏ dừa, cùi café, lõi ngô và thân ngô…) đang trở thành một thách thức trong bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một nguồn lực tiềm năng, nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất khí sinh học. Sản xuất khí sinh học từ phế thải nông nghiệp có những ưu điểm nổi bật như không mâu thuẫn với vấn đề lương thực, không mất thêm đất, giảm thiểu các vấn đề về môi trường, tạo thêm thu nhập và phát triển nông thôn xanh, sạch, văn minh.

Bên cạnh đó, với trên 50% dân số sống ở nông thôn giúp cho ngành này có lực lượng lao động dồi dào, trong đó kinh tế hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ là các loại hình kinh tế chủ đạo trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, mức đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn thấp, trong vòng 3 năm trở lại đây, tổng mức đầu tư cho lĩnh vực này bằng khoảng 52% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách và trái phiếu Chính phủ nhưng mới chỉ đáp ứng được 55%-60% nhu cầu. Do đó chương trình tín dụng xanh đã lựa chọn lĩnh vực năng lượng mới và năng lượng tái tạo để thực hiện cho vay ưu đãi.

Tái chế, tái sử dụng các nguồn phế thải là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng tại Việt Nam việc tái chế rác thải vẫn còn chưa thực sự phát triển. Số lượng rác được tái chế ở Việt Nam không những ít về số lượng mà các cơ sở tái chế đa phần còn nhỏ về quy mô, lạc hậu về công nghệ.

Lượng rác thải tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội… trong đó, rác thải nhựa và ni lông chiếm tỷ trọng cao nhất trong chất thải rắn sinh hoạt (chỉ sau rác thực phẩm), tập trung nhiều ở các siêu thị, trung tâm thương mại và khu vực văn phòng; đồng thời, đây cũng là những chất thải mất nhiều thời gian để phân hủy trong đấy gây suy thoái đất, mất mỹ quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh…. Theo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng chất dẻo và đào tạo Vinaplast, Việt Nam có hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực nhựa, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 70%. Dựa trên tốc độ tiêu thụ nhựa bình quân hiện tại, sự phát triển kinh tế, dân số tăng nhanh, ước tính đến năm 2020, lượng tiêu thụ chất thải nhựa phát sinh tại thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 400.000 tấn/năm, điều này cho thấy cơ hội phát triển cho ngành tái chế nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn. Do vậy lĩnh vực tái chế chất thải được lựa chọn để thực hiện cho vay thí điểm trong chương trình tín dụng xanh giai đoạn 2015-2017.

2.2.1.3. Nội dung của chương trình tín dụng xanh

- Điều kiện tham gia chương trình: Các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực xanh của chương trình; có dự án, phương án vay vốn khả thi được tổ chức tín dụng thẩm định và quyết định cho vay;

- Nguyên tắc cho vay: Thực hiện theo nguyên tắc cho vay thương mại hiện hành của tổ chức tín dụng đối với khách hàng;

- Thời hạn cho vay: ngắn, trung và dài hạn (ưu tiên trung, dài hạn nếu khách hàng có nhu cầu);

- Lãi suất cho vay: thấp hơn lãi suất cho vay thông thường của từng loại kỳ hạn từ 1%-2%/năm;

- Tài sản thế chấp: Tổ chức tín dụng quyết định việc thế chấp hoặc không thế chấp đối với khoản vay, theo quy định của pháp luật;

- Trích lập và xử lý rủi ro: Thực hiện theo quy định hiện hành.

2.1.2.4. Nguồn vốn thực hiện

- Dùng vốn của các tổ chức tín dụng để cho vay các dự án;

- Nhà nước hỗ trợ các tổ chức tín dụng tham gia chương trình qua các nguồn/cách thức sau:

+ Ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn của các phương án, dự án thuộc chương trình: Theo quy định tại Quyết định 403 thì nguồn lực tài chính phục vụ cho nhiệm vụ số 37 của NHNN gồm ngân sách Nhà nước, nguồn lực của doanh nghiệp và cộng đồng, hỗ trợ kỹ thuật quốc tế. Là cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước đối với việc phân bổ ngân sách cho các hoạt động này.

+ Hỗ trợ qua kênh tái cấp vốn lãi suất thấp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.2.2. Tình hình phát triển hoạt động tín dụng xanh tại một số NHTM ở Việt Nam

Nhiều năm trở lại đây, hệ thống NHTM Việt Nam đã có những điều chỉnh và hoàn thiện để dòng tín dụng phù hợp hơn với mục tiêu tăng trưởng xanh, cụ thể như sau:

2.2.2.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Từ năm 2003, khi trở thành một trong những ngân hàng Việt Nam đầu tiên đủ điều kiện tiếp cận các nguồn vốn từ Công ty tài chính Quốc tế (IFC), Công ty phát triển tài chính Hà Lan (FMO) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gần như là đơn vị tiên phong xây dựng hệ thống quản lý môi trường - xã hội. Các đối tác này đều đặt ra

những yêu cầu bắt buộc Sacombank phải cam kết nguyên tắc dùng các nguồn vốn ủy thác đúng mục đích, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội.

Tháng 7/2009, Sacombank đã ban hành Chính sách môi trường và thành lập ban quản lý môi trường và xã hội thay cho quy chế trước đây. Theo đó Sacombank đã phân loại rủi ro môi trường trong quá trình hoạt động, xây dựng các nguyên tắc và các biện pháp triển khai của chính sách môi trường. Đặc biệt, Sacombank đã đưa ra các tiêu chí cụ thể trong việc kết hợp bảo vệ môi trường vào hoạt động tín dụng. Sacombank yêu cầu đánh giá môi trường đối với tất cả các khoản vay thuộc đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54)