Lĩnh vực xanh và địa bàn triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 58 - 60)

1. 2 Đối với nền kinh tế

2.2.1.2. Lĩnh vực xanh và địa bàn triển khai

a. Nông nghiệp hữu cơ:

Dưới tác động của tiến trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam ngày càng suy giảm. Sự gia tăng nhanh chóng mức độ ô nhiễm môi trường do việc sử dụng ngày càng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại… làm ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm. Trước tình hình này, việc phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao (còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) sẽ là hướng đi đúng đắn để nông nghiệp phát triển bền vững.

Ở Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đã được biết đến từ lâu nhưng nó mới chỉ được quan tâm và nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây, nhất là khi những vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang diễn ra ở mức báo động. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện tại vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chậm phát triển. Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, năm 2010 cả nước có 21.000ha nông nghiệp hưu cơ. Tới năm 2012, diện tích cũng chỉ tăng thêm được 2.400ha, lên thành 23.400ha, chỉ bằng 0.2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Tháng 12/2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ban hành bộ Tiêu Chuẩn Quốc Gia cho sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam (10TCN 602-2006); Tuy nhiên, những thủ tục hướng dẫn chi tiết để cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ không được miêu tả trong bộ Tiêu chuẩn này. Do đó, trên cơ sở các tiêu chuẩn của bộ Tiêu chuẩn 10TCN 602-2006, hệ thống các tiêu chuẩn hữu cơ PGS đã được xây dựng. Tất cả các nhóm nông dân đều có thể được cấp chứng nhận hữu cơ để quản lý tính liêm chính ở tất cả các khâu sơ chế, thương lái và bán hàng. Hệ thống này sẽ được quản lý bởi nhóm điều phối. Khi được cấp chứng nhận thì các đối tượng được phép sử dụng nhãn hiệu PGS. Trên cơ sở đó, nông nghiệp hữu cơ là một trong những lĩnh vực được lựa chọn để thực hiện trong chương trình tín dụng xanh.

Việt Nam có tiềm năng rất lớn về các nguồn năng lượng mới phân bổ rộng khắp trên toàn quốc, điền hình với một số nguồn sau:

Thứ nhất, nguồn năng lượng mặt trời phong phú với bức xạ nắng trung bình là 5kWh/m2

/ngày phân bổ trên khắp đất nước.

Thứ hai, vị trí địa lý của Việt Nam với hơn 3,400km đường bờ biển cũng giúp Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió, ước tính khoảng 500- 1000kWh/m2

/năm.

Thứ ba, với đặc điểm là một quốc gia mà nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 20% GDP, tạo ra nguồn cung lương thực, thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng trong nước và tạo nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản. Cùng với ưu thế mang lại từ lĩnh vực này, phế thải nông nghiệp (rơm, rạ, vỏ chấu, phân động vật, bùn, bã mía, vỏ dừa, cùi café, lõi ngô và thân ngô…) đang trở thành một thách thức trong bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một nguồn lực tiềm năng, nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất khí sinh học. Sản xuất khí sinh học từ phế thải nông nghiệp có những ưu điểm nổi bật như không mâu thuẫn với vấn đề lương thực, không mất thêm đất, giảm thiểu các vấn đề về môi trường, tạo thêm thu nhập và phát triển nông thôn xanh, sạch, văn minh.

Bên cạnh đó, với trên 50% dân số sống ở nông thôn giúp cho ngành này có lực lượng lao động dồi dào, trong đó kinh tế hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ là các loại hình kinh tế chủ đạo trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, mức đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn thấp, trong vòng 3 năm trở lại đây, tổng mức đầu tư cho lĩnh vực này bằng khoảng 52% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách và trái phiếu Chính phủ nhưng mới chỉ đáp ứng được 55%-60% nhu cầu. Do đó chương trình tín dụng xanh đã lựa chọn lĩnh vực năng lượng mới và năng lượng tái tạo để thực hiện cho vay ưu đãi.

Tái chế, tái sử dụng các nguồn phế thải là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng tại Việt Nam việc tái chế rác thải vẫn còn chưa thực sự phát triển. Số lượng rác được tái chế ở Việt Nam không những ít về số lượng mà các cơ sở tái chế đa phần còn nhỏ về quy mô, lạc hậu về công nghệ.

Lượng rác thải tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội… trong đó, rác thải nhựa và ni lông chiếm tỷ trọng cao nhất trong chất thải rắn sinh hoạt (chỉ sau rác thực phẩm), tập trung nhiều ở các siêu thị, trung tâm thương mại và khu vực văn phòng; đồng thời, đây cũng là những chất thải mất nhiều thời gian để phân hủy trong đấy gây suy thoái đất, mất mỹ quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh…. Theo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng chất dẻo và đào tạo Vinaplast, Việt Nam có hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực nhựa, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 70%. Dựa trên tốc độ tiêu thụ nhựa bình quân hiện tại, sự phát triển kinh tế, dân số tăng nhanh, ước tính đến năm 2020, lượng tiêu thụ chất thải nhựa phát sinh tại thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 400.000 tấn/năm, điều này cho thấy cơ hội phát triển cho ngành tái chế nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn. Do vậy lĩnh vực tái chế chất thải được lựa chọn để thực hiện cho vay thí điểm trong chương trình tín dụng xanh giai đoạn 2015-2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)