Các giải pháp cụ thể khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 93 - 94)

1. 2 Đối với nền kinh tế

3.2.2.10. Các giải pháp cụ thể khác

- Xây dựng và triển khai thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nói chung và tín dụng xanh nói riêng theo hướng khuyến khích các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội: nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tín dụng xanh, triển khai các chương trình tín dụng có các chính sách khuyến khích đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có mục tiêu tăng trưởng xanh.

- Cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng tín dụng xanh, tiếp cận tài trợ các dự án, phương án sản xuất kinh doanh gắn liền với tăng trưởng xanh hiệu quả.

- Tập trung ưu tiên cấp tín dụng xanh cho các ngành kinh tế thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng thông qua việc cải thiện các chính sách, nguồn lực, quy trình và thủ tục cấp tín dụng để tăng cường sự phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường xã hội và quản lý tín dụng.

- Căn cứ các quy định về môi trường và xã hội của các Bộ, Ban ngành chức năng để xem xét, đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội (như lạm dụng tài nguyên và năng lượng, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, tổn hại đến di sản văn hóa, đe dọa an toàn, an ninh và sức khỏe con người, bất bình đẳng lao động….) tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng của khách hàng khi thẩm định cấp tín dụng đối với khách hàng.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ đối với việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng trở thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao.

- Triển khai tích cực công tác thông tin, truyền thông về quản lý rủi ro môi trường và xã hội để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận, doanh nghiệp đối với mục tiêu tăng trưởng tín dụng xanh của ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)