1. 2 Đối với nền kinh tế
3.2.2.9. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Toàn cầu hóa đã mở ra nhiều cơ hội giúp chúng ta triển khai hoạt động tín dụng xanh nhanh và hiệu quả, để tận dụng được những cơ hội đó chúng ta cần:
- Tăng cường hợp tác quốc tế để chia sẻ thông tin, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm để điều chỉnh hoạt động tín dụng xanh một cách khoa học và phù hợp đối với tình hình hiện tại của đất nước.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng hành lang pháp lý cho tín dụng xanh. + Các chuyên gia cho rằng, muốn thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, trước hết hành lang pháp lý phải đầy đủ. Hiện nay, quy định về rủi ro môi trường với những khoản vay tín dụng còn chưa đầy đủ. Điều này gây khó khăn trong việc xem xét, thẩm định các dự án có gây ra rủi ro đối với môi trường hay không.
+ Bên cạnh đó, hệ thống quản lý rủi ro về môi trường - xã hội của các NH còn chưa đồng bộ, thiếu về nhân lực, năng lực đánh giá rủi ro của cán bộ tín dụng chưa thực sự hiệu quả.
+ Theo chia sẻ của một chuyên gia kinh tế: Để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ mục tiêu này, thời gian tới, NHNN cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để cho ra đời bộ tiêu chuẩn đầy đủ về môi trường trong từng lĩnh vực. Có như vậy, NH khi xét duyệt dự án mới có cơ sở để đánh giá tác động rủi ro tới môi trường - xã hội. Muốn triển khai và đạt hiệu quả tốt nhất những dự án tín dụng xanh thì thông tin phải đầy đủ và chính xác. Thiếu thông tin về tín dụng xanh khiến cho các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh của NH còn chưa phong phú. Dẫn tới đòi hỏi buộc NH phải sáng tạo ra những sản phẩm phù hợp, có sự khác biệt mới thu hút được đối tượng DN cùng tham gia. Với những DN vay vốn các dự án xanh, cơ quan quản lý nên xem xét có cơ chế về ưu đãi thuế, lãi suất...