Đánh giá chung về tình hình phát triển hoạt động tín dụng xanh tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 66 - 67)

1. 2 Đối với nền kinh tế

2.2.2.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển hoạt động tín dụng xanh tạ

ngân hàng thương mại

Thành tựu đạt được:

Các ngân hàng đã tập trung để xây dựng một chiến lược riêng đảm bảo sự phát triển hiệu quả của tín dụng xanh bằng cách sử dụng những bộ nguyên tắc liên quan về môi trường - xã hội đang được các ngân hàng trên thế giới sử dụng làm căn cứ xét duyệt tài trợ các dự án hoặc tham khảo để tự xây dựng bộ chuẩn mực riêng phù hợp với nhu cầu của mình.

Bên cạnh tự triển khai tín dụng xanh các ngân hàng đã có hướng đi mới là hợp tác với tổ chức tín dụng khác để gia tăng nguồn vốn cho vay và những tổ chức có khả năng thẩm định các yếu tố kỹ thuật phức tạp về mặt môi trường cũng như các vấn đề tài chính khác liên quan để ngân hàng có thể đánh giá một cách khách quan, chính xách nhất về mặt môi trường – xã hội khi xét duyệt cho vay.

Ngoài ra, việc chú trọng hợp tác và tận dụng những cơ hội từ các tổ chức quốc tế được chú trọng đã giúp ngân hàng học hỏi được kinh nghiệm và nhận được sự hỗ trợ về nguồn lực cũng như vốn để triển khai hoạt động tín dụng xanh.

Hạn chế còn tồn tại:

Về việc xây dựng chính sách tín dụng xanh, thay vì Ngân hàng Nhà nước chủ động xây dựng quy định khung pháp lý về quản lý rủi ro môi trường và xã hội, gắn

với hệ thống pháp luật hiện hành để định hướng cho các ngân hàng về những điều kiện cần thiết phải tuân thủ, thì Ngân hàng Nhà nước lại giao cho các NHTM quyền “tự quyết” gần như mọi khâu bao gồm xây dựng chính sách môi trường và xã hội, quy trình thực hiện, công cụ quản lý rủi ro, biện pháp tổ chức và quản lý triển khai. Kết hợp yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, các NHTM sẽ tự thiết kế một bộ khung sao cho “vừa vặn” với chính mình và khách hàng từ đó không tránh khỏi hiện tượng tự “hạ chuẩn” rủi ro môi trường và xã hội.

Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng việc triển khai tín dụng xanh ở Việt Nam cũng gặp phải nhiều vướng mắc. Xuất phát từ nhận thức, nhìn nhận sao cho đúng về tín dụng xanh đôi khi còn chưa rõ ràng. Chưa nói tới việc nhiều dự án có thể đủ điều kiện cấp tín dụng nhưng chi phí bỏ ra ban đầu quá lớn, ít nhiều gây e ngại cho các NH. Hoạt động này tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, các giải pháp về tài chính, NH xanh, sản phẩm tín dụng xanh còn hạn chế, chưa được phổ biến rộng rãi...

Thêm vào đó, các NHTM đang thực sự thiếu vốn để cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh vì tính rủi ro và chi phí khi đầu tư cao hơn các dự án thông thường khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 66 - 67)