Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì DNNVV là những doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo Ngô Kim Thanh và Lê Văn Tâm (2013), tùy thuộc vào mục đích kinh doanh và dựa trên những đặc điểm về hình thức sở hữu vốn, quy mô hay địa vị pháp lý mà có thể chia các loại hình DNNVV ở Việt Nam thành 5 loại chủ yếu với những khái niệm và đặc điểm sau đây:
Hộ gia đình
Hộ gia đình là hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm ngƣời hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mƣời lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ gia đình có những dấu hiệu cơ bản nhƣ: Hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh và đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chủ hộ gia đình có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình; Hộ gia đình phải thực hiện kinh doanh tại một địa điểm.
Doanh nghiệp tƣ nhân
DNTN là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. DNTN không có tƣ cách pháp nhân (không đƣợc sử dụng tƣ cách pháp nhân) tức là không bị ràng buộc của pháp luật quy định về vốn góp tối thiểu để thành lập doanh nghiệp và về nhân sự (số lƣợng thành viên và mối quan hệ).
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình công ty trong đó vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần đƣợc thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc. Đối với công ty cổ
phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác, số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH đƣợc chia làm hai loại: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Công ty TNHH một thành viên là công ty có tƣ cách pháp nhân từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Công ty không đƣợc quyền phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có những đặc điểm giống với công ty TNHH một thành viên chỉ khác ở số lƣợng thành viên là không đƣợc vƣợt quá 50 ngƣời;
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dƣới một tên chung, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Công ty hợp danh là công ty có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh là cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ.