Thực trạng ĐMCN giữa các ngành nghề không đồng đều. Những đặc điểm nhất định trong nội bộ ngành có tác động không nhỏ đến khả năng ĐMCN của DNNVV.Theo đó, dựa vào kết quả phân tích hồi quy nhƣ đƣợc đề cập trong chƣơng bốn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống và sản xuất gỗ có tỷ lệ ĐMCN rất thấp.
Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chủ yếu từ nông nghiệp, lệ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, khó kiểm soát và mức độ rủi ro cao. Do ảnh hƣởng của yếu tố thời vụ, thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh của các
DNNVV trong lĩnh vực này thƣờng ngắn, khả năng thu hồi vốn đầu tƣ còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vẫn ở thế bị động do phụ thuộc vốn vay của ngân hàng. Chính sự không ổn định về môi trƣờng kinh doanh, hạn chế về nguồn vốn khiến các DNNVV hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ít quan tâm đến việc ĐMCN. Các doanh nghiệp này chỉ tập trung phát triển theo chiều rộng hơn chiều sâu, chủ yếu sơ chế và đóng gói nguồn nguyên liệu thông sản ở dạng thô, ít đầu tƣ phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ và máy móc trang thiết bị hiện đại vào quy trình sản xuất. Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Trần Anh Tuấn về thực trạng trình độ công nghệ của DNNVV trong chế biến thực phẩm vùng đồng bằng sông Hồng, có đến 80% trong tổng số 300 doanh nghiệp điều tra sử dụng công nghệ trung bình và lạc hậu.
Tƣơng tự, theo báo cáo tại Hội thảo “Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng
sản xuất, chế biến gỗ và nội thất”, mặc dù ngành gia công đồ gỗ Việt Nam có sản
lƣợng xuất khẩu đứng thứ sáu trên thế giới, thứ hai Châu Á và thứ nhất Đông Nam Á, đa số các doanh nghiệp chỉ phát triển tự phát, sản xuất gia công, đầu tƣ công nghệ thấp. Tăng trƣởng của ngành chế biến gỗ chủ yếu dựa vào xuất khẩu, phần lớn là gia công theo đơn đặt hàng với thiết kế mẫu mã từ nƣớc nƣớc ngoài. Chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chủ động đầu tƣ công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế, xây dựng thƣơng hiệu và có thể tự tim kiếm thị trƣờng tiêu thụ.Nói về nguyên nhân của vấn đề này, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thƣ ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hầu hết các DNNVV ngành gỗ thiếu vốn để thay đổi công nghệ. Hiện tại, các thiết bị công nghệ ứng dụng vào lĩnh vực này có chi phí khá cao. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ cần ít nhất 5-7 năm để thay đổi công nghệ. Trong khi đó, thời gian ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn tƣơng đối ngắn gây khó khăn trở ngại cho các DNNVV tiếp cận nguồn tính dụng để tiến hành ĐMCN nhằm nâng cao năng xuất, hiệu quả hoạt động, hạ giá thành sản phẩm và chủ động thích ứng với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Với những thuận lợi về Luật Lâm nghiệp, và các Hiệp định Thƣơng mại Tự do (FTA), ngành sản xuất và chế biến gỗ đã và đang trở thành một thị trƣờng tiềm năng với mức tăng trƣởng đƣợc dự báo đạt 4 tỷ USD tiêu thụ nội địa và 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2020. Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra, cần có những chính sách và biện pháp thích hợp và kịp thời để thúc đầy các DNNVV ngành gỗ tiến hàng ĐMCN.