Đặc điểm và thực trạng DNNVV ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN trường hợp DNNVV việt nam (Trang 31 - 32)

Theo Nguyễn Thị Tuyết Trinh và Nguyễn Đức Thành 3(2017), đặc điểm và thực trạng chung của các DNNVV ở Việt đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Thứ nhất, về tốc độ phát triển, số lƣợng DNNVV ở Việt Nam tăng trƣởng đáng

kể trong giai đoạn 2006-2015. Cụ thể, từ khoảng 45 nghìn doanh nghiệp năm 2006, số DNNVV đã tăng lên trên 120 nghìn vào năm 2015, gấp 2,6 lần so với năm 2006, chiếm 50% tổng số vốn và đóng góp khoảng 60% tổng doanh thu.Tốc độ tăng trƣởng trung bình của giai đoạn này cũng đạt mức xấp xỉ 14 phần trăm mỗi năm.

Thứ hai, về hình thức sở hữu, DNNVV ngoài nhà nƣớc tăng nhanh về số lƣợng

và tỷ lệ, từ 79% vào năm 2006 lên 97% vào năm 2015. Đối với các DNNVV có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, mặc dù có sự gia tăng về số lƣợng, tỷ lệ tƣơng quan của loại hình doanh nghiệp này giảm từ 9% vào năm 2006 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015. DNNVV thuộc sở hữu nhà nƣớc và doanh nghiệp cổ phần đều cho thấy sự suy giảm nhanh chóng trong tổng số DNNVV trên toàn quốc.

Thứ ba, về lĩnh vực hoạt động, hầu hết các DNNVV hoạt động trong các ngành

dịch vụ đòi hỏi ít kiến thức, chiếm hơn 45% tồng số DNNVV vào năm 2015. Ngành công nghiệp sản xuất (23,1%) chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ so với các ngành dịch vụ (55,8%).

Thứ tư, về công nghệ, theo ông Trần Tiến Cƣờng và các cộng sự (2007), trong

ba giai đoạn phát triển của công nghệ: thích ứng, làm chủ và sáng tạo, Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn đầu. Một cuộc khảo sát thực hiện bởi Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2009) cho thấy rằng các DNNVV tại Việt Nam ít dành sự quan tâm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển và đổi mới. Các hoạt động này chủ yếu đƣợc tiến hành bởi các công ty lớn. Theo ông Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lƣu Minh Đức (2010), có rất ít các DNNVV thuê nhân viên nghiên cứu, chỉ có 4 trên 1.000

3 Nhóm nghiên cứu kinh tế vi mô của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

doanh nghiệp; trong khi đó con số này của doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lần lƣợt là 94 và 31 trên 1.000 doang nghiệp. Tác giả quan điểm rằng, sự hạn chế về vốn, tài nguyên, chính sách không hiệu quả của chính phủ là một trong những nguyên nhân của vấn đề này.

Thứ năm, về khả năng tiếp cận tài chính, có một sự khác biệt lớn giữa tiềm năng

cung cấp tín dụng và tín dụng thực tế đƣợc cung cấ cho các DNNVV. Trên thực tế, các DNNVV thƣờng đầu tƣ cho các dự án bằng nguồn vốn nội bộ gần 80% (Yoshino và Wignaraja, 2015). Đối với các nguồn vốn bên ngoài, các DNNVV thƣờng tìm kiếm các nguồn phi ngân hàng thay vì sử dụng các khoản vay từ ngân hàng (Wignaraja và Jinjarak, 2015).

Thứ sáu, về chính sách thuế, mặc dù chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong

việc hoàn thiện các chính sách thuế và giảm bớt gánh nặng cho các DNNVV chẳng hạn nhƣ việc cho phép các DNNVV trì hoãn thanh toán các khoản thuế giá trị gia tăng, đơn giản hoá việc quản lý thuế và đƣa ra các mức thuế ƣu đãi, điều này vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% đƣợc xem là khá cao đối với các DNNVV. Ngoài các khoản thuế này, các DNNVV còn phải chịu các mức thuế khác nhƣ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trƣờng.Những khoản thuế này cùng với việc gia tăng các chi phí liên quan (đóng góp an sinh xã hội , đóng góp công đoàn) tạo gánh nặng lớn cho các DNNVV tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN trường hợp DNNVV việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)