Đổi mới khoa học công nghệ ngày trƣớc từng đƣợc xem là một trong những phƣơng án để nâng cao năng lực sản xuất thì giờ đây đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các thƣơng hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu nếu muốn tồn tại đƣợc trong một thị trƣờng cạnh tranh gay gắt và ngày càng rộng mở nhƣ hiện nay.
Việc trở thành thành viên chính thức của các tổ chức kinh tế thế giới, trong đó có WTO, một mặt mang lại lợi ích cho các doanh Việt Nam những thuận lợi để phát triển, mở rộng thị trƣờng, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả để đẩy mạnh nền kinh tế, một mặt lại đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam muốn nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc thì phải có những thay đổi một cách tích cực, thích nghi với các điều kiện, yêu cầu của các tổ chức cũng nhƣ của thị trƣờng thế giới. Trong đó, có thể nói rằng việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và ĐMCN hiện có là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu về chất lƣợng và tính năng của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để tồn tại, phát triển và đáp ứng nhu cầu luôn nâng cao của thị trƣờng.
Để chủ động nắm bắt cơ hội, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nƣớc ta, tác giả xin đƣa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế của việc từng bƣớc ĐMCN trong các DNNVV ở nƣớc. Do đó đề tài đề xuất các nhóm giải pháp sau đây:
Thứ nhất, có chiến lƣợc phát triển về dài hạn cho doanh nghiệp. Trong quá trỉnh
ĐMCN, doanh nghiệp cần đóng vai trò chủ động vì hơn ai hết, bản thân doanh nghiệp hiểu đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, đặc điểmsản phẩm của mình trên thị trƣờng và đánh giá chính xác hơn về năng lực cạnh tranh, khả năng tài chính, trình độ công nghệ, trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất của chính doanh nghiệp mình, qua đó đƣa ra những chiến lƣợc, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn chuẩn xác để đầu tƣ ĐMCN sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Phải luôn trong tâm thế sẵn sàng đổi mới và chủ động đầu tƣ vào việc nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ mới.
Thứ hai, cần chủ động tìm kiếm thông tin, kiến thức về xu hƣớng đổi mới của
công nghệ và các thủ tục pháp lí liên quan đến vấn đề chuyển giao công nghệ. Sự chuẩn bị về mặt thông tin giúp doanh nghiệp có đƣợc bức tranh toàn diện về sự tồn tại của các hệ thống công nghệ và đánh giá xem liệu loại công nghệ nào phù hợp với mô hình và đặc tính doanh nghiệp, từ đó chọn ra loại công nghệ mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất. Song, hiểu rõ về quy trình, thủ tục giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian khi ký kết các hợp đồng chuyển giao, mua bán, lắp đặt máy móc, thiết bị…
Thứ ba, cần có chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý. Bởi vì
nguồn nhân lực là vấn đề then chốt đối với đổi mới sáng tạo. Để có thể ứng dụng công nghệ đã đƣợc chuyển giao một cách hiệu quả và đảm bảo vận hành tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực đƣợc đào tào về chuyên môn, có năng lực vận hành, quản trị thiết bị máy móc. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có các kế hoạch đào tạo cho nguồn nhân lực bằng cách thỉnh giảng các chuyên gia trong và ngoài nƣớc hoặc đề bạt nhân lực đi học ở các trung tâm, trƣờng đào tào chuyên môn. Đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, chi phí trong quá trình vận hành và ứng dụng công nghệ mới.
Thứ tư, gắn chặt hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp với các
cơ quan, bộ phận nghiên cứu khác. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, doanh nghiệp nên có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan nghiên cứu để có những nguồn thông tin về công nghệ mới và nhận đƣợc sự giúp đỡ từ cơ quan trong quá trình nghiên cứu công nghệ mới.
Thứ năm, tăng cƣờng, tích cực hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp khác
nhằm phát huy nguồn lực lẫn nhau, tận dụng hiệu quả các ƣu đãi từ chính phủ, đẩy mạnh hoạt động ĐMCN. Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp có quy định rằng doanh nghiệp đƣợc trích 10% lợi nhuận trƣớc thuế để lập quỹ phát triển khoa học – công nghệ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dƣờng nhƣ chƣa chú tâm lắm đến điều này và chƣa đầu tƣ. Mặt khác, các doanh nghiệp còn quá nhỏ nên chƣa thể tự xây dựng bộ phận phát triển khoa học công nghệ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có thể cùng nhau xây dựng các tổ chức, hiệp hội phát triển khoa học – công nghệ, từ đó có thể có một nguồn quỹ đủ lớn cho cho tổ chức để có thể tái đầu tƣ theo thứ tự ƣu tiên, để mỗi năm có ít nhất một số doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ để ĐMCN.