Các DNNVV hiện nay ngày càng thể vai trò to lớn của mình góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Dù vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp của DNVVN ở Việt Nam còn hạn chế mà một trong những nguyên nhân nguyên trọng là là trình độ và năng lực công nghệ của hầu hết DNVVN hiện nay là còn rất thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cạnh tranh của thị trƣờng trong những năm tới.
Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: sự tham gia của các công ty đối thủ trực tiếp trên lĩnh vực mình đang kinh doanh hay sự xuất hiện của những công ty mới tham gia cạnh tranh; khả năng xuất hiện sản phẩm hay dịch vụ thay thế, tính độc đáo hay duy nhất của sản phẩm dịch vụ; vị thế đàm phán của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ; vị thế đàm phán của ngƣời mua; mức cạnh tranh trên thị trƣờng của doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Để có thể tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác, doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách ĐMCN. Tuy nhiên, các nhà quản trị các DNVVN vẫn còn nhiều bất cập trong việc đề ra các chiến lƣợc, chính sách trong ngắn và dài hạn để ĐMCN.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập và phát triển, từ các yếu tố kể trên, thông thƣờng doanh nghiệp sẽ đặc biệt lƣu ý đến các đối thủ cạnh tranh của mình. Chính việc ý thức đƣợc rằng chính doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, cải tiến những tính năng cũ để đáp ứng nhu cầu luôn đƣợc nâng cao của ngƣời tiêu dùng. Và một trong những việc làm có thể giúp trực tiếp tác động vào yếu tố bên trong doanh nghiệp (sản phẩm, năng suất lao động, chi phí sản xuất và quản lý) chính là đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển thông qua việc nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp đó. Có thể nói rằng, rình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và ĐMCN hiện có, chi phí cho nghiên cứu và triển khai là những yếu tố quyết định hàng đầu về chất lƣợng và tính năng của sản phẩm.
Theo ông Trần Văn Tùng, Thứ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ, sức ép từ nền kinh tế thị trƣờng bắt buộc DNNVV phải ĐMCN để tồn tại và phát triển. Việc chuyển từ cơ chế kinh doanh độc quyền sang kinh doanh trong thị trƣờng với sự tham gia cạnh tranh của nhiều thành phần làm thay đổi diện mạo của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Để đứng vững, các doanh nghiệp phải có sự bức phá so với đối thủ thông qua chiến lƣợc kinh doanh khác biệt, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Công nghệ lạc hậu làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị, giảm mức độ tƣơng thích, đồng
nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra, tăng chi phí trên một đơn vị sản phẩm, chậm chạp trong việc thích nghi với các thay đổi của thị trƣờng dẫn đến sự yếu kém trong năng lực cạnh tranh của DNNVV.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0, nhiều ngành công nghiệp của thế giới đã và đang chứng kiến sự nhảy vọt của các nền tảng công nghệ. Hàng loạt các công nghệ mới ra đời: Internet kết nối vạn vật (LoT), trí tuệ nhân tạo (AI), robot cao cấp, công nghệ nano, công nghệ in 3D… Trong khi đó, đa số DNNVV tại Việt Nam đang sử dụng công nghệ của thập niên 80 của thế kỷ trƣớc, với 52% đang sử dụng thiết bị lạc hậu, 38% sử dụng thiết bị trung bình, chỉ 10% là thiết bị hiện đại, bị tụt hậu 2-3 lần so với thế giới. Do đó hạn chế đáng kể khả năng sản xuất những sản phẩm, dịch vụ có tính ƣu việt và chất lƣợng cao. Với thực trạng nhƣ vậy, việc sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh là một vấn đề lớn đối với các DNNVV.
Ngoài ra, với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) đƣợc Việt Nam ký kết vào năm 2018, hàng rào thuế quan cho nhiều mặt hàng đƣợc cắt giảm hoặc dỡ bỏ hoàn toàn. Khi thuế suất về mức 0 %, các DNNVV trong nƣớc có nguy cơ thua ngay trên sân nhà do hàng hóa nƣớc ngoài nhập vào với chất lƣợng tốt và giá rẻ, đặt ra sức ép cạnh tranh lớn cho thƣơng hiệu Việt. Do vậy, ĐMCN là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với các DNNVV.