Đặc điểm đối mới công nghệ DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN trường hợp DNNVV việt nam (Trang 34 - 35)

Thứ nhất, về động lực thúc đẩy, theo Laforet và Tann (2006), các DNNVV tiến hành hoạt động đổi mới nhờ ba yếu tố chính: thị trƣờng, khách hàng và cam kết của ban điều hành. ĐMCN là một phần của chiến lƣợc kinh doanh và định hƣớng mục tiêu. Ngoài ra nhƣ J.Technol.Manag (2011) từng đề cập, chính mong muốn khác biệt hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả quy trình và thâm nhập vào thị trƣờng mới đã khuyến khích DNNVV ĐMCN.

Thứ hai, hoạt động ĐMCN của DNNVV chủ yếu tập trung vào cải tiến quy

trình nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và giá thành sản phẩm hiện có thay vì đầu tƣ phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ mới (Manag, 2011.).

Thứ ba, các DNNVV đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động ĐMCN.

Đầu tiên, để ĐMCN có hiệu quả các DNNVV cần cả nguồn lực nội bộ và sự hỗ trợ từ bên ngoài(Subrahmanya, 2012). Tuy nhiên, đa số các DNNVV tiến hành ĐMCN chỉ bằng nguồn lực nội bộ. Sự yếu kém về trình độ kỹ thuật của nội bộ công ty, sự thiếu hụt về máy móc, trang thiết bị, phòng nghiên cứu khiến và các mối quan hệ khiến các DNNVV gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, thuyết phục sự hỗ trợ từ bên ngoài. Hơn nữa, những hạn chế về vốn đầu tƣ, năng lực quản lý, kinh nghiệm, khả năng học hỏi cũng đƣợc xem nhƣ rào cản ĐMCN của DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng.

Thứ tư, các hoạt động ĐMCN diễn ra thƣờng xuyên ở các DNNVV có hình thức

sở hữu hợp danh hoặc cổ phần hơn là doanh nghiệp thuộc sỡ hữu cá nhân (Subrahmanya, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN trường hợp DNNVV việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)