Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN trường hợp DNNVV việt nam (Trang 84)

5.1.1 Loại hình doanh nghiệp

Loại hình hoạt động của doanh nghiệp có những ảnh hƣởng nhất định đến khả năng ĐMCN của doanh nghiệp đó. Theo tiến sĩ Trần Anh Tuấn, số doanh nghiệp có trình độ tiên tiến phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các doanh nghiệp thuộc các tổng công ty trong nƣớc, các doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu. Khối doanh nghiệp trong nƣớc có trình độ công nghệ lạc hậu khá cao (chiếm 8,1% số doanh nghiệp đƣợc khảo sát so với con số 1,85% ở khối doanh nghiệp nƣớc ngoài). Còn các loại hình doanh nghiệp khác kể cả doanh nghiệp nhà nƣớc (đã cổ phần hóa), hợp tác xã, DNTN, công ty TNHH… đều có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu. Thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ dành khoảng 0,4% doanh thu hàng năm cho công tác ĐMCN trong khi tại Hàn Quốc là 10%.

Theo báo cáo của Tổng cực thống kê trong giai đoạn 2015-2016, tỉ trọng đầu tƣ cho khoa học và công nghệ chỉ khoảng 1% GDP và tập trung vào các DN lớn. Thực tế cho thấy rằng, các DNNVV thuộc hình thức sở hữu tƣ nhân và hộ gia đình hầu nhƣ chƣa tham gia vào hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D). Đa phần các loại hình doanh nghiệp này ĐMCN một cách thụ động, mang tính tình huống, do nhu cầu phát sinh trong quá trình kinh doanh, không có kế hoạch dài hạn, phƣơng thức sử dụng nhiều nhất lại là nguồn công nghệ nhập khẩu.

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trƣởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, nhận định: Doanh Việt Nam chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trƣờng có giá trị gia tăng thấp, nguyên nhân chính là chậm đổi mới về công nghệ. Các DNNVV, đại diện cho phần lớn khu vực tƣ nhân trong nƣớc, kinh doanh nhỏ lẻ, đơn giản, thiếu

công nghệ cần thiết để tăng năng suất. Hiện nay, máy móc, thiết bị đang đƣợc sử dụng ở khu vực DNTN chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình, 52% lạc hậu và rất lạc hậu.

Có thể nói rằng, nhóm DNTN đóng vai trò rất lớn khi liên tục duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, chiếm 39 đến 40% GDP. Vì vậy, yêu cầu về chuyển giao khoa học – công nghệ hiện đại, tiên tiến cho nhóm DNTN là một đòi hỏi tất yếu. Dù vậy, thực tế lại cho thấy rằng, thống kê tại 12 khu công nghiệp, khu chế xuất ở TPHCM, chỉ có 25% trong tổng số doanh nghiệp hoạt động công nghệ ở trình độ khá đến cao, tỷ lệ công nghệ cao nghiệp vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng trên 10% , số còn lại là lạc hậu, tập trung chủ yếu ở các ngành sử dụng nhiều lao động nhƣ: may mặc, thủy tinh, nữ trang, vật liệu xây dựng… . Trong số các doanh nghiệp hoạt động công nghệ trình độ từ khác trở lên, tỷ lệ công nghệ cao của các khu chế xuất, khu công nghiệp vẫn ở mức thấp, chỉ có 29% dây chuyền sản xuất hoàn toàn đồng bộ, số còn lại là tƣơng đối và không đồng bộ, thậm chí chắp vá. Hơn nữa, phần lớn công nghệ sản xuất của doanh nghiệp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…, chiếm tới 79% nên chất lƣợng sản phẩm không cao. Thiết bị nhập từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 18%. Đối với DN ngoài KCX-KCN, có đến 60% DN đầu tƣ thiết bị đã qua sử dụng, trong đó có 81% thiết bị có tuổi thọ trên 10 năm. Theo thống kê của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, có đến hơn 80% máy móc sử dụng trong các DNNVV đƣợc sản xuất cách đây 30 năm. Việc sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu nhƣ hiện nay của các DNNVV sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, nhất là trong bối cảnh hội nhập nhƣ hiện nay.

Suốt một thời gian dài, máy móc, thiết bị sử dụng ở khu vực DNTN: 38% ở mức trung bình và hơn một nửa là lạc hậu đến rất lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ hai đến ba thế hệ. Điều này cũng phần nào lý giải cho việc một số sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có chứng nhận uy tín quốc tế vẫn còn khá ít ỏi so với lực lƣợng sản xuất hiện nay. Dẫn đến tình trạng, DN trong nƣớc chủ yếu sản xuất các sản phẩm với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, nhiều chủng loại hàng hoá vẫn còn chƣa đáp ứng

đƣợc tiêu chuẩn chất lƣợng để xuất khẩu, sử dụng công nghệ đơn giản, phục vụ thị trƣờng nội địa. Sản xuất sản phẩm xuất khẩu đa phần do DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đảm nhiệm. Làm cho các doanh nghiệp trong nƣớc không mở rộng đƣợc thị trƣờng mà chỉ hạn hẹp trong thị trƣờng nội điạ.

Dự án FIRST - dự án đầu tiên do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ cho hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, ra đời với mục tiêu của dự án là góp phần hỗ trợ nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam thông qua việc tăng cƣờng hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo, ĐMCN trong doanh nghiệp.

Trong rất nhiều năm, việc hỗ trợ đầu tƣ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNTN còn có nhiều rào cản. Vì vậy, dự án FIRST do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện với vốn vay ƣu đãi từ WB đã kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm hoàn thiện sản phẩm và thƣơng mại hóa.

Điểm đáng chú ý, việc triển khai Dự án Sáng kiến Hỗ trợ khu vực tƣ nhân vùng Mê Kông (MBI) nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới và phát triển công nghệ của khu vực tƣ nhân tại các thị trƣờng mới nổi của ASEAN, tập trung vào Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar, nhằm cải thiện môi trƣờng hỗ trợ kinh doanh với 3 trọng tâm: vận động chính sách, tài chính thay thế và đổi mới sáng tạo với Chƣơng trình hỗ trợ tăng tốc dành cho doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp, dịch vụ ngân hàng… Đây là cơ hội để các doanh nghiệp đƣa giải pháp công nghệ vào giải quyết những thách thức trong ngành nông nghiệp, dịch vụ ngân hàng… là cách tiếp cận mới trong việc xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và ứng dụng, chuyển giao, đổi mới và phát triển công nghệ trong nông nghiệp, với mục tiêu góp phần chuyển đổi ngành nông nghiệp vùng Mê Kông trở thành khu vực dẫn đầu thế giới về cung cấp thực phẩm an toàn-thực phẩm dinh dƣỡng cho mọi ngƣời.

Tính đến tháng 10-2013, cả nƣớc có khoảng 2000 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH và CN. Trong đó, có 87 doanh nghiệp đã đƣợc cấp Giấy

chứng nhận doanh nghiệp KH và CN, ngoài ra còn hàng trăm hồ sơ đã thẩm định xong đang chờ cấp giấy chứng nhận hoặc đang trong quá trình thẩm định. Phần lớn doanh nghiệp KH và CN có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động theo hai mô hình chủ yếu là công ty TNHH (47%) và công ty cổ phần (53%), tập trung nhiều ở các trung tâm tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp và khu kinh tế ở địa phƣơng. Mặc dù mới đƣợc thành lập nhƣng phần lớn các doanh nghiệp KH và CN đã có bƣớc phát triển khá mạnh mẽ và bắt đầu tham gia vào hệ thống nguồn cung công nghệ cho thị trƣờng. Một số doanh nghiệp KH và CN bƣớc đầu đã chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng trong nƣớc và đang trên đà mở rộng ra thị trƣờng quốc tế

Dù vậy, các công ty TNHH, doanh nghiệp hộ gia đình hay DNTN vì không đƣợc quyền phát thành cổ phiếu để huy động vốn, làm giảm đi khả năng phát triển đột phá của doanh nghiệp do không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh đột phá và táo bạo,dẫn đến những khó khăn về mặt tài chính khi thực hiện nghiên cứu, ĐMCN. Mặt khác, vì quy định về vốn đối ứng, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ĐMCN cho biết rất khó tiếp cận vốn ngân hàng do bị ngân hàng từ chối nhận thế chấp bằng máy móc thiết bị , chƣa kể lãi suất vay vốn quá cao. Vì các ngân hàng cho rằng việc nhận thế chấp bằng chính máy móc thiết bị hình thành từ vốn vay sẽ có nhiều rủi ro, nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Quá trình chuyển giao, ĐMCN sẽ đòi hỏi ít nhất 3 yếu tố là nguồn vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Song đa phần doanh nghiệp đều khó đáp ứng cùng lúc những điều kiện này. Sở dĩ các DNNVV thuộc loại hình DNTN, hộ gia đình hoặc công ty TNHH có trình độ ĐMCN thấp nhƣ vậy là vì:

Thứ nhất, thiếu nhân lực trình độ, thiếu thông tin. Do đó, phải nâng cao năng

lực của lực lƣợng lao động và khả năng tiếp cận vốn của DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa. Ngoài ra, các DN hoạt động trong lĩnh vực KH- CN vẫn chƣa nhiều, số lƣợng nhà khoa học làm việc trong các DN cũng rất ít, chiếm khoảng 0,025% tổng số lao động của DN. Bên cạnh đó, nhiều DN vừa và nhỏ không thể lập nổi dự án, tiếp theo là chứng minh tính khả thi của dự án để đƣợc xét duyệt cho vay.

Thứ hai, ĐMCN hiện nay chủ yếu mang tính cải tiến, rất ít DN phát triển công

nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới trên thị trƣờng. Đa phần DN đƣợc khảo sát chƣa đầu tƣ nhiều vào bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D). Thay vào đó, khi có ý tƣởng mới về sản phẩm, DN sẽ đặt hàng thiết kế, sản xuất với đối tác cung ứng.

Thứ ba, thiếu vốn để đầu tƣ hoặc tái đầu tƣ, nguyên nhân thấp là do lợi nhuận

của khối DN này còn thấp nên hạn chế về năng lực tích tụ vốn dành cho ĐMCN, khó tiếp cận những chính sách hỗ trợ và các chƣơng trình ƣu đãi của Chính phủ. nghệ là nguồn lực tài chính còn hạn chế. Hiện 96% doanh nghiệp Việt Nam là DNNVV, trong số đó, các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Do quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn hẹp nên năng lực ĐMCN của các DNNVV cũng rất hạn chế.

Thứ tư, áp lực cạnh tranh một phần giảm vì các doanh nghiệp nhà nƣớc do vẫn

đƣợc bao cấp để phát triển sản xuất - kinh doanh nên ít quan tâm đến phát triển năng lực công nghệ lâu dài khiến trình độ công nghệ và sáng tạo của các DN vừa và nhỏ còn thấp, tốc độ ĐMCN của các nƣớc cũng thấp so với yêu cầu, tỷ lệ ứng dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh còn có khoảng cách so với các nƣớc trong khu vực Bên cạnh đó, các chính sách về hỗ trợ cải tiến, ĐMCN chƣa thực sự hấp dẫn, chƣa có đủ cơ sở pháp lý để thúc đẩy và thu hút doanh nghiệp đầu tƣ ĐMCN.Nhiều doanh nghiệp cho rằng, chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp ĐMCN rất thiết thực, song, doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn ƣu đãi, lĩnh vực đƣợc hỗ trợ còn bó hẹp, điều kiện hỗ trợ khắt khe và một số chủ trƣơng của Nhà nƣớc cũng vƣớng mắc khi triển khai vào thực tế.

5.1.2 Áp lực cạnh tranh từ thị trƣờng

Các DNNVV hiện nay ngày càng thể vai trò to lớn của mình góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Dù vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp của DNVVN ở Việt Nam còn hạn chế mà một trong những nguyên nhân nguyên trọng là là trình độ và năng lực công nghệ của hầu hết DNVVN hiện nay là còn rất thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cạnh tranh của thị trƣờng trong những năm tới.

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: sự tham gia của các công ty đối thủ trực tiếp trên lĩnh vực mình đang kinh doanh hay sự xuất hiện của những công ty mới tham gia cạnh tranh; khả năng xuất hiện sản phẩm hay dịch vụ thay thế, tính độc đáo hay duy nhất của sản phẩm dịch vụ; vị thế đàm phán của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ; vị thế đàm phán của ngƣời mua; mức cạnh tranh trên thị trƣờng của doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Để có thể tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác, doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách ĐMCN. Tuy nhiên, các nhà quản trị các DNVVN vẫn còn nhiều bất cập trong việc đề ra các chiến lƣợc, chính sách trong ngắn và dài hạn để ĐMCN.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập và phát triển, từ các yếu tố kể trên, thông thƣờng doanh nghiệp sẽ đặc biệt lƣu ý đến các đối thủ cạnh tranh của mình. Chính việc ý thức đƣợc rằng chính doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, cải tiến những tính năng cũ để đáp ứng nhu cầu luôn đƣợc nâng cao của ngƣời tiêu dùng. Và một trong những việc làm có thể giúp trực tiếp tác động vào yếu tố bên trong doanh nghiệp (sản phẩm, năng suất lao động, chi phí sản xuất và quản lý) chính là đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển thông qua việc nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp đó. Có thể nói rằng, rình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và ĐMCN hiện có, chi phí cho nghiên cứu và triển khai là những yếu tố quyết định hàng đầu về chất lƣợng và tính năng của sản phẩm.

Theo ông Trần Văn Tùng, Thứ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ, sức ép từ nền kinh tế thị trƣờng bắt buộc DNNVV phải ĐMCN để tồn tại và phát triển. Việc chuyển từ cơ chế kinh doanh độc quyền sang kinh doanh trong thị trƣờng với sự tham gia cạnh tranh của nhiều thành phần làm thay đổi diện mạo của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Để đứng vững, các doanh nghiệp phải có sự bức phá so với đối thủ thông qua chiến lƣợc kinh doanh khác biệt, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Công nghệ lạc hậu làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị, giảm mức độ tƣơng thích, đồng

nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra, tăng chi phí trên một đơn vị sản phẩm, chậm chạp trong việc thích nghi với các thay đổi của thị trƣờng dẫn đến sự yếu kém trong năng lực cạnh tranh của DNNVV.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0, nhiều ngành công nghiệp của thế giới đã và đang chứng kiến sự nhảy vọt của các nền tảng công nghệ. Hàng loạt các công nghệ mới ra đời: Internet kết nối vạn vật (LoT), trí tuệ nhân tạo (AI), robot cao cấp, công nghệ nano, công nghệ in 3D… Trong khi đó, đa số DNNVV tại Việt Nam đang sử dụng công nghệ của thập niên 80 của thế kỷ trƣớc, với 52% đang sử dụng thiết bị lạc hậu, 38% sử dụng thiết bị trung bình, chỉ 10% là thiết bị hiện đại, bị tụt hậu 2-3 lần so với thế giới. Do đó hạn chế đáng kể khả năng sản xuất những sản phẩm, dịch vụ có tính ƣu việt và chất lƣợng cao. Với thực trạng nhƣ vậy, việc sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh là một vấn đề lớn đối với các DNNVV.

Ngoài ra, với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) đƣợc Việt Nam ký kết vào năm 2018, hàng rào thuế quan cho nhiều mặt hàng đƣợc cắt giảm hoặc dỡ bỏ hoàn toàn. Khi thuế suất về mức 0 %, các DNNVV trong nƣớc có nguy cơ thua ngay trên sân nhà do hàng hóa nƣớc ngoài nhập vào với chất lƣợng tốt và giá rẻ, đặt ra sức ép cạnh tranh lớn cho thƣơng hiệu Việt. Do vậy, ĐMCN là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với các DNNVV.

5.1.3 Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Thực trạng ĐMCN giữa các ngành nghề không đồng đều. Những đặc điểm nhất định trong nội bộ ngành có tác động không nhỏ đến khả năng ĐMCN của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN trường hợp DNNVV việt nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)