Khả năng ĐMCN của các DNNVV ở Việt Nam do những yếu tố về loại hình doanh nghiệp tác động đã đƣợc giới nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, điều tra để đánh giá tác động của loại hình doanh nghiệp lên khả năng ĐMCN còn rất ít. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên quan nhƣ:
Vũ Xuân Thành – tác giả của đề tài “Biện pháp hỗ trợ ĐMCN cho các DNNVV ở Việt Nam” thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản lý khoa học & công nghệ của Việt Nam” (2004) đã nghiên cứu thực tiễn về ĐMCN sản xuất, thực trạng chính sách và tổ chức thúc đẩy ĐMCN. Đề tài đã đề xuất một số chính sách và tổ chức hỗ trợ ĐMCN cho các DNNVV ở Việt Nam. Mục tiêu của đề tài là để trả lời câu hỏi: Nhà nƣớc có
thể làm gì để hỗ trợ các DNNVV ĐMCN, đổi mới sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
Nguyễn Ngọc Anh và các cộng sự (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động xuất khẩu với khả năng ĐMCN của các DNNVV ở Việt Nam. Sử dụng kết quả của Khảo sát của các DNNVV ở Việt Nam năm 2005, tác giả đã chỉ ra rằng ĐMCN đƣợc đo lƣờng trực tiếp bởi ba yếu tố bao gồm sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới và nâng cấp sản phẩm cũ. Thông qua mô hình probit đa biến, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐMCN chính là một yếu tố mạnh mẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Cụ thể, khả năng ĐMCN của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng của chiến lƣợc ĐMCN của doanh nghiệp bao gồm đầu tƣ để tăng khả năng sản xuất, thay thế máy móc cũ, cải thiên năng suất, cải thiện chất lƣợng sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới hay vì mục đích khác. Ngoài ra, khả năng ĐMCN còn chịu ảnh hƣởng bởi nhận thức của chủ doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc thiếu hụt nguồn nhân công lành nghề trong việc thực hiện đổi mới và có hay không việc doanh nghiệp thƣờng xuyên đào tạo cho nhân công sẵn có hay nhân công mới. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có chi phí nhân công cao sẽ hạn chế hơn về hoạt động xuất khẩu. Trong khi đó, các doanh nghiệp đầu tƣ về máy móc thiết bị, chi phí lao động thấp sẽ có hoạt động xuất khẩu ổn định hơn. Mặt khác, nghiên cứu khai thác phân tích mối quan hệ dựa trên yếu tố phân vùng của doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, sản xuất chứ chƣa cụ thể loại hình của doanh nghiệp đó.
Nguyễn Việt Hòa (2007) khi nghiên cứu tác động của cơ chế chính sách công đến việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào khoa học công nghệ đã cho ra kết quả nhƣ sau: các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp Nhà nƣớc và một số tổ chức đã chuyển từ Viện hay trung tâm nghiên cứu sang doanh nghiệp là những loại hình doanh nghiệp chủ yếu đƣợc hƣởng lợi từ cơ chế chính sách của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, năng lực về khoa học và công nghệ của doanh nghiệp còn yếu việc nhƣng lại thiếu hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ; các chính sách chuyển giao công nghệ phức tạp dẫn đến doanh nghiệp hạn chế chuyển giao và việc thiếu sự tác
động kịp thời của Nhà nƣớc là các yếu tố cản trở doanh nghiệp đầu tƣ vào khoa học công nghệ.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét đến cấu trúc sở hữu là bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Hiền và Trần Duy Thanh (2011) về “Cấu trúc sở hữu và khả năng thao túng của doanh nghiệp”. Nghiên cứu định nghĩa rằng cấu trúc sở hữu là sự phân phối quyền sở hữu giữa các chủ sở hữu (CSH) của DN. Nghiên cứu chỉ ra ba loại hình cấu trúc sở hữu, đó là cấu trúc sở hữu tập trung, cấu trúc sở hữu phân tán và liên kết sở hữu. Trong cấu trúc sở hữu tập trung, cả quyền sở hữu và kiểm soát DN tập trung vào quyết định của nhà đầu tƣ. Với cơ cấu sở hữu này nhà đầu tƣ có quyền quyết định và kiểm soát mọi hoạt động của DN, chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của DN (trong đó có quyết định về ĐMCN). Ngƣợc lại, trong cấu trúc sở hữu phân tán thì có nhiều nhà đầu tƣ có quyền biểu quyết tham gia vào quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, một số nhà đầu tƣ giữ phần vốn nhỏ trong DN không muốn tham gia thì quyền quyết định và tham gia vào quá trình kiểm soát do ngƣời đại diện (hoặc ban giám đốc) đảm nhiệm.
Quan Minh Nhựt (2013) đã phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp – xây dựng ở thành phố Cần Thơ. Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp, nguồn vốn, chi phí sản xuất, quy mô và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là các yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động đến quyết định đầu tƣ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, số liệu về hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp qua các năm cho thấy các doanh nghiệp đã không sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị đã đầu tƣ. Kế tiếp nghiên cứu trên, năm 2014, Quan Minh Nhựt phân tích thực trạng và nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ đầu tƣ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thƣơng mại – dịch vụ ở Cần Thơ. Khác với kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp công nghiệp – xây dựng năm 2013, kết quả hồi quy cho thấy chỉ còn 3 yếu tố là số năm hoạt động của doanh nghiệp, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu có ý nghĩa
thống kê tác động đến quyết định đầu tƣ khoa học công nghệ vào sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ Cần Thơ.
Cũng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, năm 2015, Nguyễn Thị Thu An và Võ Thành Danh đã nghiên cứu những yếu tố ảnh hƣởng đến cầu đầu tƣ máy móc thiết bị của doanh nghiệp tại đây. Kết quả phân tích theo mô hình Nerlove chỉ ra trong ngắn hạn, yếu tố sản lƣợng ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ máy móc thiết bị thấp hơn trong dài hạn và sự ảnh hƣởng đó sẽ thể hiện rõ ràng sau 2,5 năm. Ngoài ra, số năm hoạt động và doanh thu thuần của doanh nghiệp là hai yếu tố ảnh hƣởng tích cực đến vốn đầu tƣ máy móc thiết bị. Trong khi đó tỷ lệ nợ năm trƣớc, lợi nhuận năm trƣớc ảnh hƣởng tiêu cực đến vốn đầu tƣ máy móc thiết bị; đồng thời, có sự đánh đổi giữa vốn với lao động.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM, 2015) đã báo cáo kết quả điều tra năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam từ các năm 2010-2014 của gần 8.000 doanh nghiệp/ năm, hoạt động trên 58 tỉnh và 5 thành phố lớn, tổng cộng 63 tỉnh thành; trong đó 78% là DNNVV. Các cuộc điều tra liên tục từ 2010 đến 2014 đã kết luận, các doanh nghiệp nhận thức đƣợc lợi ích của việc đầu tƣ công nghệ và đã tiến hành đầu tƣ cải thiện chất lƣợng sản phẩm; tuy nhiên, hạn chế về tài chính là rào cản lớn nhất ngăn cản các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về tiềm năng sản xuất khi chuyển giao và cải tiến công nghệ, do đó, việc giúp các doanh nghiệp giảm bớt các khó khăn về tài chính có thể làm tăng tỷ lệ mà các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới và nâng cấp công nghệ. Thông qua mô hình hồi quy Probit, nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) cho đổi mới và tiến bộ công nghệ, kết quả cho thấy, xét về quy mô doanh nghiệp, tất cả các loại hình doanh nghiệp có khả năng đầu tƣ vào R&D cao hơn các doanh nghiệp siêu nhỏ. So với các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; các công ty cổ phần nội bộ, công ty cổ phần và liên doanh có nhiều khả năng tham gia vào hoạt động R&D hơn. Cùng năm 2015, Nguyễn Quốc Duy khi tổng kết cơ sở lý thuyết về đổi mới sáng tạo và các nhân tố tác động đã chỉ ra các nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực đổi mới
sáng tạo của doanh nghiệp bao gồm các nhân tố ảnh hƣởng bên trong; các thuộc tính chung của công ty; các nhân tố thuộc về chiến lƣợc cấp công ty và kiểm soát các hoạt động; các nhân tố thuộc về tổ chức, văn hóa và lãnh đạo; các nhân tố thuộc về nguồn lực và chiến lƣợc chức năng; và các nhân tố ảnh hƣởng bên ngoài.
Nguyễn Thị Bích Liên (2017) đã nghiên cứu các cách thức ĐMCN của DNNVV. Kế thừa những nghiên cứu trƣớc trên thế giới, nghiên cứu đã chỉ ra các bất lợi của các DNNVV so với các doanh nghiệp lớn trong quá trình tiến hành ĐMCN. Cụ thể, nghiên cứu đã nêu ra một số bất lợi cơ bản dễ thấy của các yếu tố sau: cơ chế quản lý, quản trị nguồn nhân lực, marketing, tài chính, tốc độ tăng trƣởng, cơ chế pháp lý của chính phủ, khả năng học hỏi của doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra các hình thức ĐMCN của các doanh nghiệp, trong đó, bao gồm hai loại cơ bản là đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình. Cụ thể, các doanh nghiệp nhỏ và vửa ở các nƣớc đang phát triển đƣợc thực hiện chủ yếu theo hai cách, hoặc ứng dụng công nghệ mới để thay thế công nghệ cũ, hoặc tải tổ chức, tích hợp các công nghệ hợp phần trong hệ thống công nghệ hiện có theo hai cách khác nhau. Tuy nhiên, những điểm yếu và phƣơng thức kể trên chỉ đƣợc nêu một cái khái quát không phản ánh cụ thể khả năng của từng loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Lê Thị Ngọc Bích, Vũ Trọng Phong và Lê Thị Ngọc Diệp (2017) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng ĐMCN của các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu của World Bank vào năm 2015 tại 996 doanh nghiệp. Thông qua nghiên cứu định lƣợng bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất OLS, mô hình probit và tác động biên, nghiên cứu đo lƣờng ảnh hƣớng của đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm ngành và môi trƣờng kinh doanh lên những mặt khác nhau của khả năng đổi mới bao gồm khả năng ĐMCN và đổi mới không liên quan đến công nghệ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, quy mô doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc, sử dụng email và áp lực cạnh tranh sẽ làm tăng khả năng ĐMCN của doanh nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ làm giảm khả năng ĐMCN của doanh nghiệp kể cả có liên quan đến công nghệ hay không. Tuổi doanh
nghiệp và yếu tố hối lộ không ảnh hƣởng đển khả năng ĐMCN trong bất kỳ trƣờng hợp nào. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ chia các doanh nghiệp ra làm hai nhóm gồm doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nhà nƣớc và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mà bỏ qua các loại hình doanh nghiệp khác có quy mô nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Trần Thị Huệ (2017) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định đổi mới của các DNNVV ở Việt Nam trong ngành chế tạo dựa trên dữ liệu từ Khảo sát năng lực cạnh tranh và công nghệ ở Việt Nam (TCS) năm 2014, khảo sát 4.722 doanh nghiệp ở 63 tỉnh thành Việt Nam, trong đó chiếm tới gần 80% là DNNVV. Các doanh nghiệp có đổi mới đƣợc định nghĩa trong nghiên cứu là “các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đổi mới, đó là các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc hoạt động không có nghiên cứu và phát triển (R&D)” và Khảo sát năng lực cạnh tranh và công nghệ ở Việt Nam đã phân các hoạt động đổi mới R&D và hoạt động đổi mới không có R&D vào nhóm hoạt động ĐMCN. Về kết quả của Khảo sát năng lực cạnh tranh và công nghệ ở Việt Nam, trong số các DNNVV, DNTN đổi mới nhiều nhất với tỷ lệ 10,4% và chủ yếu là tham gia vào các hoạt động không có R&D. Tỷ lệ doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài tham gia đổi mới là 3,9%. Và trong cuộc khảo sát này, không có doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện các hoạt động đổi mới, có thể đƣợc giải thích bởi bản chất độc quyền của các doanh nghiệp nhà nƣớc, dẫn đến việc ít hoặc thậm chí không có cạnh tranh, do đó, ngăn cản sự đổi mới. Về kết quả nghiên cứu, thông qua mô hình hồi quy Probit cho thấy, kết quả cho thấy, loại hình doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài ảnh hƣởng tích cực đến quyết định đổi mới, nhƣng không đáng kể. Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp tác động tích cực và quan trọng nhất đến khả năng đổi mới. Các doanh nghiệp sản xuất cho thị trƣờng trong nƣớc có xu hƣớng ít đổi mới hơn so với các doanh nghiệp sản xuất cho thị trƣờng xuất khẩu; tuy nhiên, khả năng đổi mới của một doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện xuất khẩu ít hơn khả năng đổi mới của một doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài không xuất khẩu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng khẳng định rằng ngành có cƣờng độ công nghệ thấp hơn không tích cực trong các hoạt động đổi mới so với ngành có cƣờng độ công nghệ cao hơn.
2.4.2 Tổng quan tài liệu nƣớc ngoài
Các nghiên cứu của Loury (1979), Fudenberg và Tirole (1985), Katz và Shapiro (1987) đã cho thấy các yếu tố nhƣ cạnh tranh thị trƣờng, sự sẵn có của các công nghệ mới và lợi nhuận doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong ảnh hƣởng quyết định áp dụng công nghệ của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích của Peltz và Weiss (1984) cho rằng để thúc đẩy ĐMCN của các ngành công nghiệp công nghệ cao, Mỹ đã áp dụng các chính sách hỗ trợ ĐMCN nhƣ hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ công nghệ và quản lý, hỗ trợ tài chính, phát triển chính sách giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả các chính sách hỗ trợ là rất khó khăn.
Kết quả nghiên cứu của Siddharthan và Safarian (1997) dựa vào dữ liệu tổng hợp các ngành công nghiệp sản xuất ở Ấn Độ từ năm 1987 đến 1989 cho thấy thời gian hoạt động của máy móc có tác động tích cực đến việc nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là máy móc thiết bị, của những doanh nghiệp không có vốn nƣớc ngoài hay phải mua lại công nghệ. Ngƣợc lại, Pandit và Siddharthan (1998) chỉ ra rằng cơ hội ĐMCN của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất Ấn Độ trong cùng thời kỳ bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi thời gian hoạt động của máy móc.
Theo Arundel và Kabla (1998), ngành công nghệ thấp nhƣ thực phẩm, thuốc lá, dầu mỏ tinh chế và các ngành công nghiệp kim loại cơ bản hầu nhƣ ít thực hiện hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) và hầu hết các hoạt động đổi mới trong các ngành này đều không đƣợc cấp bằng sáng chế.
Lee (2004) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của các đặc điểm công ty và ngành đến khuynh hƣớng đổi mới trong khu vực chế tạo của 749 công ty ở Malaysia; trong đó, đổi mới đƣợc định nghĩa là kết quả của sự phát triển công nghệ mới, sự kết hợp mới của công nghệ hiện tại hoặc sử dụng các kiến thức khác mà công ty thu đƣợc. Thông qua mô hình hồi quy Logit, kết quả nghiên cứu cho thấy, xét về đặc điểm của doanh nghiệp, các công ty TNHH có khả năng đổi mới gấp đôi so với các DNTN, tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa DNTN và hợp danh trong ảnh hƣởng của họ đối với khuynh hƣớng đổi mới. Không có bằng chứng cho thấy sự đổi mới có liên quan
đến mức độ hoặc sở hữu nƣớc ngoài so với sở hữu trong nƣớc của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp trẻ có nhiều khả năng đổi mới so với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm; các doanh nghiệp lớn hơn đổi mới nhiều hơn các doanh nghiệp