Kết quả mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN trường hợp DNNVV việt nam (Trang 74 - 84)

Trên cơ sở thống kê mô tả và phân tích tƣơng quan giữa các biến, sau quá trình sàng lọc, khắc phục hiện tƣợng đa cộng tuyến và tƣơng quan, tác giả tiến hành hồi quy mô hình 1 (mô hình gồm tất cả các biến đƣợc kỳ vọng ảnh hƣởng đến khả năng tiếp ĐMCN của DNNVV Việt Nam, chƣa có biến tƣơng tác) và mô hình 2 (đã thêm hai biến tƣơng tác). Kết quả kiểm định cho thấy rằng mô hình thứ 2 là mô hình phù hợp nhất vì đã loại trừ đƣợc tình trạng các biến tƣơng quan mạnh với nhau và hiện tƣợng đa cộng tuyến. Hơn nữa, lựa chọn “Robust” trong Stata đã khắc phục đƣợc hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi.

Bảng 4.15. Lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp (N = 789) Biến phụ thuộc: doanh nghiệp có thực hiện

ĐMCN (có = 1) Mô hình 1 Mô hình 2 Các biến độc lập

OS1: loại hình Hộ gia đình. -1,115**

(0,555)

-1,359** (0,556) OS2: loại hình Công ty cổ phần không có vốn

đầu tƣ nhà nƣớc.

-0,209 (0,607)

-0,327 (0,606)

OS3: loại hình Công ty TNHH. -0,762

(0,540) -2,324*** (0,831) OS4: loại hình DNTN. -1,088* (0,596) -1,257** (0,597)

YR: thời gian hoạt động của doanh nghiệp. -0,007 (0,011)

-0,018* (0,011) LNSIZE: Logarit của quy mô doanh nghiệp. 0,126

(0,091)

0,020 (0,114) LNPROF: Logarit của lợi nhuận doanh nghiệp. -0,010

(0,020)

-0,013 (0,020) DEB: tỷ lệ nợ trên tổng tài sản -0,002

(0,002)

-0,002 (0,001) UT1: tỷ lệ thời gian hoạt động của máy móc từ

3-5 năm.

-0,016*** (0,003)

-0,016*** (0,004) UT2: tỷ lệ thời gian hoạt động của máy móc từ

6-10 năm.

-0,022*** (0,003)

-0,022*** (0,004) UT3: tỷ lệ thời gian hoạt động của máy móc từ

11-20 năm.

-0,024*** (0,004)

-0,024*** (0,004) UT4: tỷ lệ thời gian hoạt động của máy móc trên

20 năm. -0,013 (0,009) -0,014 (0,010) COM: áp lực cạnh tranh. 0,542** (0,273) 0,590** (0,293) SUPT: hỗ trợ kỹ thuật từ chính phủ. 0,827 (0,899) 0,854 (0,824) SUPF: hỗ trợ tài chính từ chính phủ. -0,390* (0,225) -0,366* (0,221)

SEC1: lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. -0,881* (0,456) -0,869* (0,459) SEC2: dệt may. -0,490 (0,623) -0,443 (0,631)

SEC3: thời trang. -0,546

(0,553) -0,478 (0,546) SEC4: da. -0,751 (0,642) -0,705 (0,681) SEC5: gỗ. -1,167** (0,478) -1,138** (0,486) SEC6: xuất bản và in ấn -0,0863 (0,614) 0,117 (0,619)

SEC7: dầu mỏ tinh chế -0,922

(0,972) -0,987 (0,788) SEC8: sản phẩm hoá chất -0,834 (0,677) -0,932 (0,640)

SEC9: cao su. -0,495

(0,520)

-0,442 (0,519) SEC10: sản phẩm khoáng phi kim loại. -0,410

(0,555)

-0,337 (0,534)

SEC11: kim loại cơ bản. -0,242

(0,906)

-0,117 (1,070)

SEC12: sản phẩm kim loại đúc sẵn. -0,501 (0,462)

-0,501 (0,465) SEC13: máy móc điện tử, máy tính, radio, TV. -0,651

(0,638)

-0,627 (0,595)

SEC14: xe cơ giới. -0,365

(1,532)

-0,522 (1,315)

SEC15: thiết bị vận tải khác. 0,773

(1,277)

0,722 (1,046) SEC16: đồ nội thất, đồ trang sức, thiết bị âm

nhạc, đồ chơi và thiết bị y tế.

0,098 (0,499)

0,127 (0,500) AGE: tuổi của chủ doanh nghiệp. 0,001

(0,009)

0,001 (0,009) GENDER: giới tính của chủ doanh nghiệp. -0,044

(0,179)

-0,042 (0,183) PRO1: trung cấp chuyên nghiệp. 0,053

(0,418)

0,007 (0,417) PRO2: trình độ kỹ thuật không có chứng chỉ. 0,387

(0,357)

0,345 (0,368)

PRO3: đại học và cao hơn. 0,412

(0,341)

0,387 (0,348) PRO4: không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. 0,412

(0,532)

0,407 (0,569)

PRO5: cao đẳng nghề. 0,561 (0,624) 0,636 (0,631) PRO6: sơ cấp nghề. 0,144 (0,393) 0,127 (0,402) PRO7: trung cấp nghề. 0,251 (0,425) 0,232 (0,444) Loại hình Công ty TNHH x thời gian hoạt động

của doanh nghiệp

0,065** (0,027) Loại hình Công ty TNHH x Logarit của quy mô

doanh nghiệp 0,195 (0,176) Hằng số 2,288** (0,987) 2,888*** (1,068) Số quan sát 789 789 Log Lik -485 -481 Prob > chi2 0,000 0,000

LR chi2(40)/ Wald chi2(42) 123,04 106,54

Giá trị độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

(***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%, (*) mức ý nghĩa 10%

Nguồn: Điều tra DNNVV Việt Nam năm 2015 và 2013 (n=789).

Kết quả kiểm định Wald chi2 của mô hình cho thấy mức độ thích hợp của mô hình rất tốt (Prob = 0,000). Hệ số ƣớc lƣợng của các biến độc lập mang dấu dƣơng có nghĩa là khi tăng thêm một đơn vị biến này (hay có thuộc tính này), thì sẽ làm tăng

khả năng ĐMCN của doanh nghiệp, trong điều kiện các biến khác không đổi và ngƣợc lại.

Sau khi thêm hai biến tƣơng tác vào mô hình 1 và có sự khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi, kết quả hồi quy mô hình 2 trong bảng 4.15 cho thấy doanh nghiệp thuộc loại hình công ty TNHH; doanh nghiệp có tỷ lệ máy móc có thời gian sử dụng từ 3 đến 5 năm, từ 6 đến 10 năm và từ 11 đến 20 năm có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Doanh nghiệp thuộc loại hình hộ gia đình và tƣ nhân; áp lực cạnh tranh thị trƣờng; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gỗ hoặc các sản phẩm gỗ; biến tƣơng tác giữa công ty TNHH và thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa ở mức 5%.

Cụ thể, loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH có tác động quan trọng nhất đến khả năng ĐMCN. Khi doanh nghiệp là công ty TNHH thì khả năng ĐMCN của doanh nghiệp đó giảm 2,324% so với các loại hình doanh nghiệp khác, kết quả này trái ngƣợc một phần với nghiên cứu trƣớc của Lee (2004) khi cho rằng công ty TNHH có khả năng đổi mới gấp đôi so với các DNTN. Hay theo Wright và các cộng sự (1998), ĐMCN rất quan trọng đối với các công ty tƣ nhân (Wright và các cộng sự, 1998). Các công ty tƣ nhân thực hiện việc đổi mới công nghệ nhƣ một phƣơng pháp tái cấu trúc doanh nghiệp (Ahlstrom và Bruton, 2002) với niềm tin sẽ cải thiện hiệu suất hoạt động một cách vững chắc. Các công ty tƣ nhân tối đa hóa giá trị mang lại của các sáng kiến công nghệ, góp phần tăng cƣờng vị trí thống trị trong các phân khúc thị trƣờng khác nhau (Aggarwal và Hsu, 2013). Do đó, đề tài phân tích sâu hơn loại hình doanh nghiệp này. Kết qua phân tích khi xét mối liên hệ giữa thời gian hoạt động của doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp cho thấy với cùng thời gian hoạt động, công ty TNHH sẽ có khả năng ĐMCN nhiều hơn 0,065% so với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Khả năng ĐMCN cũng bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi hai loại hình doanh nghiệp là hộ gia đình, giảm 1,359% và tƣ nhân, giảm 1,257%, so với các loại hình khác. Bởi lẽ do những khó khăn, hạn chế về tài chính góp phần làm loại hình doanh nghiệp hộ gia đình giảm khả năng đầu tƣ vào các dự án rủi ro nhƣ đổi mới

công nghệ (Naldi và các cộng sự, 2007; Decker và Gu¨nther, 2016). Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ càng ĐMCN khi gặp áp lực cạnh tranh từ thị trƣờng lớn; có dấu đúng với kỳ vọng cũng nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây (Zhu và các cộng sự (2006); Gil và các cộng sự (2012) và Lin (2014)). Với mức ý nghĩa 10%, biến thời gian hoạt động của doanh nghiệp có dấu của hệ số hồi quy đúng với nghiên cứu trƣớc của Lee (2004) và Ayyagari và các cộng sự (2006); tuy nhiên lại ngƣợc với kết quả nghiên cứu gần đây của Quan Minh Nhựt (2013, 2014); Nguyễn Thị Thu An và Võ Thành Danh (2015).

Về lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp hoạt động trong hai ngành là sản xuất hàng thực phẩm,thức uống và sản xuất gỗ, các sản phẩm gỗ sẽ làm giảm khả năng ĐMCN, lần lƣợt là 0,869% và 1,138%, so với các ngành khác; kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Arundel và Kabla (1998) và Trần Thị Huệ (2017). Nguyên nhân là do lĩnh vực sản xuất thực phẩm, thức uống và sản xuất gỗ, các sản phẩm gỗ đƣợc phân loại thuộc ngành công nghệ thấp (theo tài liệu ISIC Rev.3 Phân loại ngành sản xuất dựa trên hoạt động R&D của OECD,2011); vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực này sẽ ít tiến hành ĐMCN.

Doanh nghiệp có tỷ lệ cao các máy móc có thời gian hoạt động càng lâu, khả năng đổi mới của doanh nghiệp đó càng giảm, đúng nhƣ nghiên cứu trƣớc của Pandit và Siddharthan (1998) với lý do là các công ty có máy móc cũ, hoạt động lâu năm thấy việc chuyển sang công nghệ mới khó khăn hơn vì hầu hết các thiết bị và máy móc của họ không phù hợp cho hiện đại hóa.

Với mức ý nghĩa 10%, hỗ trợ tài chính của chính phủ làm giảm khả năng ĐMCN của DNNVV Việt Nam, điều này hoàn toàn trái ngƣợc với kỳ vọng dấu và các nghiên cứu nhƣ Peltz và Weiss (1984); Nguyễn Việt Hòa (2007); Zhou và các cộng sự (2014); Ahmadi và cộng sự (2017). Kết quả không nhƣ kỳ vọng này đƣợc lí giải bởi việc bộ dữ liệu nghiên cứu không điều tra cụ thể số tiền hỗ trợ mà các doanh nghiệp nhận đƣợc từ chính phủ mà chỉ thống kê số lƣợng các doanh nghiệp có nhận đƣợc hỗ trợ tài chính, trong khi số lƣợng này là quá ít (14,552% năm 2013 và

12,799% năm 2015). Ngoài ra, dữ liệu cũng không phản ánh đƣợc rằng liệu rằng họ có sử dụng số tiền đƣợc hỗ trợ vào hoạt động ĐMCN hay không; họ đã dùng toàn bộ số tiền hỗ trợ vào ĐMCN hay chỉ một phần nhỏ; tất cả đã dẫn đến dấu của hệ số bị ảnh hƣởng.

Ảnh hƣởng của các đặc điểm của chủ doanh nghiệp nhƣ độ tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn không có ý nghĩa đáng kể đến khả năng ĐMCN của DNNVV Việt Nam.

Để mô tả cụ thể hơn tác động của từng nhân tố, đặc biệt là loại hình doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến khả năng thực hiện ĐMCN, đề tài tiến hành mô phỏng xác suất thực hiện ĐMCN của DNNVV Việt Nam nhƣ sau:

Bảng 4.16. Mô phỏng xác suất thực hiện ĐMCN (%) Biến phụ thuộc: DN có thực hiện ĐMCN (có = 1) Hệ số hồi quy (β) EXP(β)

Xác suất doanh nghiệp có thực hiện ĐMCN đƣợc ƣớc tính khi biến độc lập thay đổi một đơn vị

và xác suất ban đầu là Các biến độc lập 10% 20% 30% 40%

OS1: loại hình Hộ gia đình -1,359 0,257 2,776 6,036 9,920 14,625 OS3: loại hình Công ty TNHH -2,324 0,098 1,076 2,389 4,027 6,127 OS4: loại hình DNTN -1,257 0,285 3,065 6,641 10,869 15,945 YR: thời gian hoạt động của

doanh nghiệp -0,018 0,982 9,839 19,714 29,623 39,569 UT1: tỷ lệ thời gian hoạt động

của máy móc từ 3-5 năm -0,016 0,984 9,857 19,745 29,665 39,617 UT2: tỷ lệ thời gian hoạt động

UT4: tỷ lệ thời gian hoạt động

của máy móc từ 11-20 năm -0,024 0,976 9,786 19,619 29,498 39,425 COM: áp lực cạnh tranh 0,590 1,804 16,697 31,081 43,601 54,599 SUPF: hỗ trợ tài chính từ chính phủ -0,366 0,694 7,155 14,776 22,912 31,617 SEC1: lĩnh vực thực phẩm và đồ uống -0,869 0,419 4,453 9,490 15,236 21,851 SEC5: gỗ -1,138 0,320 3,439 7,418 12,077 17,605 OS3 x YR: loại hình Công ty

TNHH x thời gian hoạt động

của doanh nghiệp 0,065 1,067 10,600 21,060 31,382 41,569

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra DNNVV năm 2013 và 2015. (n=789)

Kết quả ở bảng 4.16 cho thấy loại hình công ty TNHH và tỷ lệ thời gian hoạt động từ 3-20 năm của máy móc là những nguyên nhân quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng thực hiện ĐMCN của DNNVV Việt Nam. Bảng 4.16 cho kết quả cụ thể nhƣ sau: Giả sử khả năng thực hiện ĐMCN của DNNVV Việt Nam ban đầu là 10%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khả năng thực hiện ĐMCN của DNNVV sẽ giảm xuống còn 1,08% nếu doanh nghiệp là công ty TNHH. Nhƣ vậy, xác suất rơi vào ngƣỡng thực hiện ĐMCN của doanh nghiệp là công ty TNHH thấp hơn nhóm loại hình doanh nghiệp khác đến 8,924%. Tuy nhiên, trong điều kiện các doanh nghiệp có cùng thời gian hoạt động, xác suất này của công ty TNHH lại cao hơn nhóm loại hình khác 0,6%. Nếu tỷ lệ máy móc sử dụng có thời gian hoạt động từ 3-5 năm, 6-10 năm, 11-20 năm tăng thêm 1%; khả năng thực hiện ĐMCN của DNNVV sẽ giảm xuống lần lƣợt là 9,857%, 9,804% và 9,786%.

Ngoài ra, áp lực cạnh tranh của thị trƣờng là yếu tố duy nhất có đóng góp đáng kể đến việc tăng khả năng ĐMCN của DNNVV. Với khả năng thực hiện ĐMCN của DNNVV Việt Nam ban đầu là 10%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khả năng thực hiện ĐMCN của doanh nghiệp sẽ tăng lên đến 16,697%. Do đó, mặc dù cạnh tranh thị trƣờng thƣờng đƣợc xem là thách thức, là áp lực đối với mỗi doanh nghiệp; nhƣng chính áp lực cạnh tranh đó lại trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đổi mới, nhất là trong khâu công nghệ, để ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ cải tiến hơn nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng, nâng cao tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 4: Thông qua phƣơng pháp thống kê mô tả và phân tích mô

hình hồi quy logit cho dữ liệu bảng, đề tài phân tích ảnh hƣởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH, doanh nghiệp có tỷ lệ máy móc có thời gian hoạt động cao sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đáng kể đến khả năng thực hiện ĐMCN của DNNVV Việt Nam. Bên cạnh đó, các biến kiểm soát trong mô hình nhƣ áp lực cạnh tranh thị trƣờng, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tỷ lệ máy móc sử dụng, hỗ trợ tài chính của chính phủ, một số lĩnh vực hoạt động cũng góp phần ảnh hƣởng đến khả năng ĐMCN của các loại hình DNNVV Việt Nam.

CHƢƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN trường hợp DNNVV việt nam (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)