Khái niệm hợp đồng xuất khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp việt nam (Trang 36 - 39)

Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là một loại của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa luôn chứa đựng yếu tố nước ngoài. Về cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa có các có đặc trưng chung là:

- Chủ thể của hợp đồng là người bán và người mua. Đó có thể là thể nhân, pháp nhân, hoặc đôi khi là Nhà nước.

- Nội dung của hợp đồng là toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các bên, xoay quanh việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản, việc giao nhận hàng và tiền…

- Về tính chất pháp lý, hợp đồng là loại hợp đồng song vụ, có bồi hoàn. Bên cạnh các điểm chung như trên, khác với hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế luôn có tính chất quốc tế (hay còn gọi là có yếu tố nước ngoài hoặc “yếu tố quốc tế”). Việc xác định yếu tố nước

ngoài trong hợp đồng có thể không hoàn toàn giống nhau theo các nguồn pháp luật áp dụng. Ví dụ các nguồn như điều ước quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia.

Theo Công ước La Haye 1964 về thống nhất việc mua bán hàng hoá quốc tế

(Convention Relating to the Uniform Law on International Sale of Goods) thì, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ mang yếu tố nước ngoài nếu các bên tham gia hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, khi “hàng hóa trong hợp đồng được chuyên chở từ lãnh thổ quốc gia này sang lãnh thổ quốc gia khác, hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng được thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau và việc giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi tiến hành chàng hàng hoặc hành vi chấp nhận chào hàng”13. Từ nội dung quy định tại Điều 1 của Công ước La Haye 1964 có thể thấy dấu hiệu các bên chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau sẽ là dấu hiệu quốc tế nếu các điều kiện về vận chuyển hàng hoá, xác lập chào hàng và chấp nhận chào hàng được đáp ứng theo quy định tại Điều 1 của Công ước này.

Công ước Vienna 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods - CISG)14 tuy không có quy định về dấu hiệu quốc tế để xác định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nhưng có đề cập tới phạm vi áp dụng Công ước. Theo đó, trụ sở thương mại của các chủ thể trong hợp đồng được coi là yếu tố để làm cơ sở pháp lý áp dụng Công ước. Điều 1 Công ước qui định: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau:

“a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc;

b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.”

Như vậy, với quy định của Công ước Vienna 1980 trên đây, yếu tố quốc tế được hiểu là các yếu tố về trụ sở thương mại của các bên chủ thể liên quan tới hơn một

13 Điều 1 Công ước La Haye 1964.

quốc gia hoặc theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế mà luật áp dụng là luật của các nước thuộc thành viên Công ước.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, yếu tố “quốc tế” trong một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đã được xác định và ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau với những nội dung khác nhau trong từng giai đoạn nhất định. Luật thương mại năm 2005 không có quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mà chỉ quy định việc mua bán hàng hoá quốc tế. Theo đó “Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”15. Nội dung này được quy định tại khoản 1, Điều 27 của Luật thương mại năm 2005. Như vậy, nếu căn cứ vào khoản 1 Điều 27 của Luật thương mại thì yếu tố nước ngoài trong mua bán hàng hoá quốc tế để xác định quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đó là việc di chuyển hàng hoá qua biên giới bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu. Quy định các hình thức mua bán hàng hoá này được ghi nhận tại các Điều 28, 29 và 30 của Luật thương mại năm 2005. Theo đó, việc hàng hoá được chuyển dịch qua biên giới là dấu hiệu để xác định việc mua bán hàng hoá quốc tế.

Như vậy, nội dung của khoản 1 Điều 27 của Luật thương mại năm 2005 đã loại trừ việc áp dụng Luật này đối với giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế trong trường hợp hàng hoá là đối tượng của hợp đồng không chuyển dịch qua biên giới. Về mặt lý luận, có nhiều giao dịch mua bán hàng hoá, tuy hàng hoá không di chuyển qua các quốc gia khác nhau nhưng quan hệ mua bán này vẫn được coi là quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ví dụ, trường hợp các bên chủ thể khác quốc tịch hoặc các chủ thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau nhưng hàng hoá là đối tượng của giao dịch không dịch chuyển ra khỏi biên giới.

Từ phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa: Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là hợp đồng mua bán có yếu tố nước ngoài, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền hàng; bên mua

15Hoạt động xuất khẩu được Luật Thương mại giải thích như sau “Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Khoản 1 Điều 28 LTM 2005).

có nghĩa vụ trả tiền hàng cho bên bán và nhận hàng, quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)