Phương thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp việt nam (Trang 59 - 61)

Hiện nay, DN Việt Nam xuất khẩu theo các phương thức sau:

2.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp (Trực tiếp, gia công)

- Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu DN trong nước trực tiếp bán hàng hoá của mình ra thị trường nước ngoài không thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào. Để thực hiện xuất khẩu trực tiếp, các DN cần có tổ chức trong nước đảm nhận nghiệp vụ xuất khẩu và có kênh phân phối ở nước ngoài. Hình thức này phù hợp với DN thông thạo nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của DN đã từng có mặt ở trên thị trường quốc tế. Loại hình này cũng là sự lựa chọn của các DN đang muốn khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.

- Gia công xuất khẩu là: hình thức mà công ty trong nước nhập khẩu tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng hóa dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Hàng hóa làm ra sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng. Hình thức này tuy mang lại lợi nhuận không cao nhưng sẽ giúp DN không phải tìm nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất, làm quen và từng bước thâm nhập thị trường.

Hình thức gia công xuất khẩu này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, được các quốc giá có nguồn lao động dồi dào giá rẻ như Việt Nam áp dụng. Điều này không những tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho người lao động. Việt Nam cũng là một trong số những nước gia công hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng như dệt may, da giầy, điện tử…

39 Báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2019, http://www.moit.gov.vn/web/guest/bao-cao-tong-hop1, truy cập ngày 2/5/2019.

2.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu ủy thác là hình thức bên có hàng sẽ ủy thác cho một đơn vị khác gọi là bên nhận ủy thác để tiến hành xuất khẩu trên danh nghĩa của bên nhận ủy thác.

Để thực hiện hình thức này, DN nhận ủy thác cần ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước (như người đại lý hoặc người môi giới, đó có thể là các cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập khẩu...). Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng đã ủy thác xuất khẩu.

Hình thức xuất khẩu này phù hợp với các DN chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, hay có quy mô kinh doanh còn nhỏ, nguồn lực hạn chế hoặc chịu nhiều rào cản từ phía nhà nước và chưa có kinh nghiệm thương mại quốc tế sẽ áp dụng hình thức xuất khẩu này.

2.1.3.3. Xuất khẩu tiểu ngạch

Tiểu ngạch và chính ngạch40 là hai hình thức xuất nhập khẩu khá phổ biến hiện nay, được Việt Nam công nhận là các hoạt động buôn bán hoàn toàn hợp pháp tại biên giới.

Xuất khẩu tiểu ngạch là hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới phục vụ sinh hoạt, sản xuất bình thường của cư dân biên giới của Việt Nam với cư dân biên giới của nước có chung đường biên giới quốc gia với Việt Nam41.

Theo Nghị định số 14/2018/NĐ-CP của CP ngày 23/01/2018 quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và Thông tư số 01/2018/TT-BCT của Bộ công

40 Xuất khẩu chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa số lượng lớn qua các cửa khẩu biên giới. Hàng hóa phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra về an toàn thực phẩm. Các bên mua bán hàng hóa phải có hợp đồng bằng văn bản. Trường hợp không xác lập hợp đồng bằng văn bản thì thương nhân phải lập bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới. Thương nhân Việt Nam ký tên, đóng dấu và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của bảng kê, có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng. Các bên mua bán hàng hóa phải hoàn thành mọi thủ tục và trách nhiệm như đóng thuế đầy đủ thì mới được thông quan.

thương ngày 27/02/2018 quy định chi tiết hàng hóa mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân, cư dân biên giới bao gồm:

- Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền.

- Người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới.

Hàng hóa của cư dân biên giới là hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam hoặc nước có chung biên giới do cư dân biên giới mua bán, trao đổi ở khu vực biên giới hai nước để phục vụ các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa đó phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; nơi không có cơ quan hải quan thì chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ đội biên phòng.

Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành trong từng thời kỳ. Cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa thuộc Danh mục đó được miễn thuế với trị giá hải quan không quá 2.000.000 đồng/1 người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt tháng42.

2.2. Thực trạng vận dụng kỹ thuật đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, do các đối tác rất đa dạng và khác biệt so với bạn hàng truyền thống nên các DN Việt Nam đã cố gắng tìm hiểu thông tin về thương vụ và đối tác cho các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong thời gian đầu của nền kinh tế chuyển đổi, quy trình đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu vẫn có nhiều điều mà DN cần phải rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)