Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp việt nam (Trang 77 - 79)

Những kết quả chính đạt được của các DN Việt Nam trong việc đàm phán,

ký kết hợp đồng xuất khẩuhàng hóa, đó là:

Thứ nhất, DN Việt Nam đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam ra thị trường lớn

Điểm sáng khác trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua là DN ngày càng chủ động tham gia tìm kiếm thị trường, tích cực hội nhập, qua đó khẳng định chủ trương đúng đắn trong việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.

Không chỉ chủ động tham gia các hoạt động ngoại thương, các DN cũng tận dụng tốt hơn cơ hội từ hội nhập. Theo đó, ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) đều ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội, thị phần xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm được khẳng định. Tăng trưởng xuất khẩu trên nhiều thị trường, đạt mức hai con số như: Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,2 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2017; Xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 24,74 tỷ USD, tăng 13,9%; Xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 18,85 tỷ USD, tăng 11,8%, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 18,2 tỷ USD, tăng 22,8%.61

Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam về cơ bản có kỹ năng trong quy trình đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Thể hiện:

- DN Việt Nam và đối tác, về cơ bản, cung cấp thông tin cho nhau tương đối đầy đủ dễ hiểu. Qua việc cung cấp thông tin đã giúp hai bên hiểu được quan điểm,

61 Th.s Lê Thị Thanh - Đại học Tài chính quản trị kinh doanh “Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh

mới và những vấn đề đặt ra”, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/xuat-khau-hang-hoa-viet-nam- trong-boi-canh-moi-va-nhung-van-de-dat-ra-310745.html

lập trường của mỗi bên. Các thành viên luôn biết kết hợp mục đích, mục tiêu và các thông tin thu thập được để đưa ra sự nhượng bộ hợp lý.

- Các DN luôn chú trọng thu thập thông tin về khả năng tài chính của khách hàng, thông tin thị trường, tìm hiểu lịch sử và văn hóa kinh doanh của đối tác… điều này đã giảm thiểu một phần rủi ro trong việc thanh toán của khách hàng, hỗ trợ thông tin để đảm bảo hoạt động kinh doanh của DN không bị gián đoạn.

- Các DN chuẩn bị khá tốt những nội dung cần thiết của một hợp đồng xuất khẩu như giá cả, thời gian giao hàng, số lượng ... để việc đàm phán ký kết không bị trở ngại. Chuẩn bị kỹ càng nội dung đàm phán đã giúp các DN đàm phán tất cả những nội dung cần thiết và xác định rõ mục tiêu, mục đích đàm phán để ký kết hợp đồng.

- Các DN sử dụng linh hoạt các hình thức đàm phán, ký kết hợp đồng chứ không cứng nhắc trong việc sử dụng một hình thức đàm phán, ký kết nào đó, điều này đã giúp DN xử lý các tình huống tốt hơn trong lúc đàm phán, ký kết hợp đồng.

- Vấn đề nhân sự đàm phán, ký kết hợp đồng cũng được các DN ngày càng chú trọng (trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương, pháp luật). Đoàn đàm phán sử dụng nhiều kỹ năng và chiến lược đàm phán khi thuyết phục đối tác. Đoàn đàm phán biết kết hợp sự nhượng bộ của mình với nhượng bộ của đối tác để đàm phán thành công hợp đồng. Tỷ lệ ký kết hợp đồng sau khi đàm phán khá cao, việc soạn thảo và ký hợp đồng được thực hiện sau khi kết thúc đàm phán một khoảng thời gian, do đó rủi ro về các vấn đề trong hợp đồng sẽ rất ít do DN đã kiểm tra hợp đồng kỹ trước khi ký.

- Sau khi kết thúc đàm phán, ký kết hợp đồng hầu như các DN có tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Những kinh nghiệm thu được từ công tác kiểm tra, đánh giá sẽ là thông tin quan trọng để DN hoàn thiện quy trình đàm phán, ký kết tốt hơn ở những lần sau.

Thứ ba, các DN đàm phán, ký kết hợp đồng đã xác định rõ đại diện ký kết hợp đồng nên giảm thiểu hợp đồng vô hiệu do người ký kết không có thẩm quyền

Thứ tư, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam tương đối đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý ổn định, vững chắc giúp cho các DN Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng

Một kết quả không thể không nhắc tới giúp cho DN Việt Nam đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu ngày càng tăng, đó là hệ thống pháp luật của nước ta ngày

càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý an toàn, tạo thuận lợi cho các DN Việt Nam

trong việc đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nói riêng. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng cũng được xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn chỉnh và phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và thông lệ quốc tế. Các quy định điều chỉnh hợp đồng được quy định tương đối thống nhất từ các văn bản luật cho tới các văn bản dưới luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc và ổn định cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng của DN Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)