Đối với cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp việt nam (Trang 102 - 114)

Theo Điều 1 Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương thì Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực xuất nhập khẩu81.

Về quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP

80hoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thue-voi-cuoc-song/2017-08-21/sua-mot-loat-quy-dinh-tai-bieu- thue-xuat-nhap-khau-uu-dai-46917.aspx. Truy cập ngày 12/3/2019.

81Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, theo đó, Bộ Công Thương có chức năng, nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;

- Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hoá;

- Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo các quy định trên, Bộ Công thương có chức năng chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Do vậy, để giúp DN Việt Nam có tiếng nói trên bàn đàm phán hợp đồng, Bộ Công thương cùng với cơ quan chức năng khác cần:

Thứ nhất, Bộ Công thương thông qua các cơ quan chuyên môn như Cục Xúc

tiến thương mại (Bộ Công Thương) cùng với DN xây dựng thương hiệu quốc gia để tăng cường vị thế của DN Việt Nam trên bàn đàm phán.

Chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ DN mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và mà còn ở cấp quốc gia. Vì vậy, việc Việt Nam triển khai xây dựng Chiến lược thương hiệu quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển mới là hết sức cần thiết.

Hiện nay, khi nhiều mặt hàng của Việt Nam đã được cải thiện về chất lượng và mẫu mã thì lại vấp phải khó khăn là chưa có được một thương hiệu uy tín. Ngày càng nhiều DN Việt Nam ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và không ngại đầu tư nhiều công sức và tiền của vào việc này. Nhưng bên cạnh sự tích cực tại mỗi DN, Nhà nước cũng nên có một chiến lược quảng bá thương hiệu quốc gia tại các thị trường chính, qua đó xây dựng một hình ảnh tin cậy về chất lượng của hàng Việt Nam đến các đối tác nước ngoài.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang triển khai về vấn đề này. Ví dụ, nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu Việt Nam 2019, Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam

2019 với chủ đề “Chiến lược Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” đã được Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 17/4/2019, tại Hà Nội. Diễn đàn này là cơ hội để các cơ quan quản lý, chuyên gia, tổ chức và DN liên quan cùng nhìn nhận lại thực trạng thương hiệu quốc gia Việt Nam trong tình hình hiện nay. Từ đó, cùng thảo luận đưa ra những giải pháp, kế hoạch hành động để xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam82. Khi hàng hóa của DN Việt Nam đã có vị thế trên thị trường quốc tế thì các DN Việt Nam cũng tự tin hơn khi đàm phán với đối tác nước ngoài. Với uy tín trên thương trường, một thế đàm phán tự tin, vững chãi, các cuộc đàm phán thương mại quốc tế của DN Việt Nam sẽ nhiều cơ hội thành công hơn.

Chiến lược cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn được tiến hành ở cấp quốc gia. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, ban hành theo Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung đề án cho thấy mục tiêu chung là nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại thời kỳ 2021 - 203083.

Thứ hai, Bộ Công Thương cần định hướng cho DN trong việc xác định thị trường mục tiêu.

Việc định hướng thị trường mục tiêu cho các DN là hết sức quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hường đến việc tăng cường năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên các thị trường quốc tế. Một khi có định hướng đúng đắn trong việc xác định thị trường mục tiêu, các DN Việt Nam sẽ yên tâm đầu tư thích đáng cho thị trường này. Nhà nước nên có chính sách, phương hướng kế hoạch thực hiện định hướng thị trường mục tiêu chung cho các DN trong thời gian dài. Đây sẽ là cơ sở cho những

82 Thu Trang - Hoàng Lan,Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019: Đổi mới để nâng tầm thương hiệu Việt,

https://congthuong.vn/dien-dan-thuong-hieu-viet-nam-2019-doi-moi-de-nang-tam-thuong-hieu-viet- 118477.html. Truy cập ngày 3/5/2019

chiến lược tiếp cận thị trường cụ thể của mỗi DN. Rõ ràng, vai trò chỉ đạo trong công tác thị trường của Bộ Công thương là hết sức quan trọng.

Kết luận Chương 3

Trong năm qua xuất khẩu hàng hóa của các DN Việt Nam đã đạt được thành tựu nhất định. Xuất khẩu không chỉ đạt mà còn vượt chỉ tiêu do Chính phủ đề ra. Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 được coi như “kim chỉ nam” cho các DN Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng. Để khắc phục được các lỗi mà DN Việt Nam hay mắc phải và để thực hiện đúng, hiệu quả định hướng xuất khẩu hàng hóa mà Nhà nước đề ra, cần thực hiện đồng thời các giải pháp, bao gồm: Các giải pháp đối với cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, các giải pháp đối với DN khi đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa và trong thời đại 4.0 nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, giải pháp các DN Việt Nam cần xuất khẩu trực tuyến qua Amazon.com hoặc Alibaba.com cũng là giải pháp mở ra cho các DN vừa và nhỏ Việt Nam cơ hội xuất khẩu đầy tiềm năng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

KẾT LUẬN CHUNG

Ngày nay, sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Tại Việt Nam các hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên tấp nập hơn khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của WTO và là thành viên của một số Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA). Chính sự hội nhập này đã tạo nên môi trường kinh doanh đầy sôi động nhưng cũng rất khác biệt nhất là các phong tục tập quán hay khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, khu vực đã gây khó khăn cho các DN khi đàm phán, ký kết hợp đồng.

Để đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi DN phải nắm vững các kiến thức về kỹ năng, kỹ thuật… trong đàm phán. Thực tế cho thấy, các DN Việt Nam còn mắc nhiều lỗi khi đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Chính những lỗi này đã hạn chế cơ hội tiếp cận thị trường của các DN. Đồng thời, họ cũng phải hứng chịu những hạn chế, rủi ro trong nhiều tranh chấp về hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.

Để hoàn thiện đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, khắc phục được những lỗi khi đàm phán hợp đồng với các đối tác nước ngoài cần phải tiến hành đồng thời các giải pháp. Các giải pháp này đòi hỏi không chỉ sự quan tâm của Nhà nước mà còn sự nỗ lực của bản thân các DN Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Hoàng Ánh, Vai trò của văn hóa trong kình doanh Quốc tế và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Đại học Ngoại Thương, Hà Nội năm 2004.

2. Phil Baguley (2002), “Nghệ Thuật đàm phán trong kinh doanh”. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Cẩm, Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An”, Đại học Huế, Trường Đại học kinh tế năm 2016.

4. Nguyễn Văn Dụng, “Thỏa thuận luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2013.

5. Harvard Business Essentials, Kỹ năng thương lượng, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2003.

6. Thúy Hà, Cẩn trọng trong ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, http://viac.vn/tin- tuc/can-trong-trong-ky-ket-hop-dong-xuat-khau-hang-hoa-a1278.html.

7. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Hoàng Ánh, Phạm Thị Song Hạnh, Nguyễn Văn Thoăn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quá đàm phán ngoại thương của các doanh nghiệp ngoại thương cùa các doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài NCKH cấp Bộ, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội năm 2001.

8. Nguyễn Thị Thu Huyền, “Kỹ thuật đàm phán thương mại quốc tế Việt Nam - Hàn Quốc”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Hà Nội năm 2007.

9. Nguyễn Thị Tú Quyên, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2010.

10. Peter B. Stark, Jane Flaherty (2005), “Bí quyết đàm phán”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

11. Nguyễn Xuân Thơm, Nguyễn Văn Hồng (1997), “Kỹ thuật đàm phán thương mại quốc tế”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

12. Đinh Văn Tiến (1998), “Nghệ thuật đàm phán kinh doanh”, NXB Chinh Trị Quốc Gia, Hà Nội.

13. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB .CAND, Hà Nội, 2012.

14. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2017.

15. Vũ Hữu Tửu (2002), “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

16. Đoàn Thị Hồng Vân (2004), “Đàm phán trong kinh doanh quốc tế”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

II. Các website

17. Tú Anh, Nhiều bất cập gây khó cho doanh nghiệp, https://baomoi.com/nhieu- bat-cap-gay-kho-cho-doanh-nghiep/c/29355879.epi

18. Phan Hữu – Bảo Lâm, “Gia tăng nguy cơ lừa đảo thương mại quốc tế”,

http://www.anninhthudo.vn.

19. Song Linh, “Nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị lừa ở Pakistan”,

http://www.baomoi.com.

20. Ph. Nhung, Doanh nghiệp Việt có thể xuất khẩu hàng qua sàn Alibaba.com, https://nld.com.vn/kinh-te/doanh-nghiep-viet-co-the-xuat-khau-hang-qua-san-

alibabacom-2019031415010488.htm

21. Vũ Nghi, Trần Mạnh, “Thiệt hại vì thiếu chặt chẽ trong hợp đồng”,

http://dddn.com.vn

22. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, “Một số Doanh nghiệp Việt Nam bị bạn hàng Hồng Kông lừa”, http://www.vietinbank.vn.

23. Hằng Trần, Hướng tới phát triển nền xuất khẩu nhanh và bền vững, https://bnews.vn/huong-toi-phat-trien-nen-xuat-khau-nhanh-va-ben-

vung/82772.html

24. Trần Minh Sơn (2010), “Một số lỗi thường gặp trong quá trình tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng”, http://www.vibonline.com.vn

25. Nguyễn Trọng Thùy, Rủi ro trong giao dịch quốc tế khi làm ăn "xuôi chèo, mát mái", http://viac.vn/goc-nhin-trong-tai-vien/rui-ro-trong-giao-dich-quoc-te-khi-lam- an-"xuoi-cheo-mat-mai"-a1414.html.

26. TBT Bắc Ninh, “Cảnh báo đối với các hành vi lừa đảo, gian lận thương mại

của một số doanh nghiệp các nước thuộc khu vực Châu Phi, Nam Á”,

http://bacninh.tbtvn.org.

27. Tổng cục Hải quan, Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2018 của Việt Nam: Những nét nổi bật qua ghi nhận các con số thống kê của Tổng cục Hải quan, https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1560& Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1 %BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch.

28. Tiểu luận, Rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương, http://doc.edu.vn/tai- lieu/tieu-luan-rui-ro-trong-dam-phan-hop-dong-ngoai-thuong-30204/

29. Thu Trang - Hoàng Lan, Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019: Đổi mới để

nâng tầm thương hiệu Việt, https://congthuong.vn/dien-dan-thuong-hieu-viet-nam- 2019-doi-moi-de-nang-tam-thuong-hieu-viet-118477.html.

30. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thiết lập mức kỷ lục mới 482,2 tỷ USD, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tong-kim-ngach- xuat-nhap-khau-hang-hoa-cua-viet-nam-thiet-lap-muc-ky-luc-moi-4822-ty-usd- 301448.html

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT THU THẬP Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Kính thưa Quý vị!

Tôi là học viên Nhóm ngành: Kinh tế học, Ngành Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đang thực hiện đề tài: “Đàm phán, ký kết

hợp đồng xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam”. Rất mong quý vị

có thể cho biết ý kiến của mình về các tiêu chí trong quy trình đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá. Tôi xin cam đoan thông tin mà quý vị cung cấp chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Tôi cam kết không đưa cho bất kỳ bên thứ ba nào.

Xin chân thành cám ơn! ---

Phần 1: Ý kiến của chuyên gia đối với quy trình đàm phán, ký kết hợp đồng

Xin quý vị vui lòng khoanh tròn vào phương án mà quý vị cho là đúng nhất!

1. Loại hình doanh nghiệp của bạn?

a) Công ty cổ phần

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn c) Công ty hợp danh

2. Doanh nghiệp của bạn:

a) Lớn b) Vừa c) Nhỏ

4. Kế hoạch đàm phán ở công ty quý vị thường do ai xây dựng?

a) Giám đốc

b) Trưởng phòng kinh doanh c) Nhân viên kinh doanh

d) Khác………

5. Công ty có soạn thảo hợp đồng trước khi tiến hành đàm phán không?

a) Có b) Không

6. Ai là người soạn thảo hợp đồng đàm phán

a) Trưởng phòng kinh doanh b) Thư ký

c) Đối tác

d) Khác: ………..

7. Ai là người chủ trì hoạt động đàm phán, ký kết ?

a) Giám đốc

b) Trưởng phòng kinh doanh c) Nhân viên kinh doanh

d) Khác ………..

8. Trước khi tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng công ty sẽ tìm hiểu những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp việt nam (Trang 102 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)