Trong thực tiễn đàm phán, thường có hai kỹ thuật kết thúc cơ bản sau:
- Kết thúc đàm phán trực tiếp: Sau khi thảo luận xong mọi vấn đề, các bên sẽ kết lại bằng cách trình bày theo trình tự tất cả những nội dung đã được hai bên nhất trí. Sử dụng phương pháp này đòi hỏi cán bộ đàm phán phải trình bày kết luận một cách chính xác, đầy đủ, rõ rang, vì đây là cơ sở cho các bước ký hợp đồng tiếp theo. Cách kết thúc này thường dùng khi mọi vấn đề cần đàm phán đều đạt được sự thoả thuận từ hai phía.
- Kết thúc đàm phán gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng khi cuộc đàm phán chưa đạt được một sự thoả thuận hoàn toàn mà chỉ ở một số vấn đề nhất định. Cán bộ đàm phán sẽ trình bày những vấn đề mà hai bên chưa đạt được thoả thuận và nguyên nhân của nó, sau đó chốt lại các vấn đề mà cả hai cùng nhất trí. Nếu có thể, cán bộ đàm phán trình bày luôn những ý kiến, giải pháp về những vấn đề chưa đạt được thoả thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Như vậy, cho dù theo kỹ thuật kết thúc đàm phán nào, khi kết thúc đàm phán, để ngăn chặn những cách hiểu khác nhau, cán bộ đàm phán nên giành thời gian tóm tắt các điều khoản thoả thuận, xem xét lại toàn bộ kết quả đàm phán. Việc thống nhất cách hiểu và thực hiện các điều khoản đàm phán chính là quá trình biến
60 Rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương, http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-rui-ro-trong- dam-phan-hop-dong-ngoai-thuong-30204/. Truy cập ngày 3/5/2019.
lời hứa thành cam kết nhằm tạo ra những ràng buộc trong thực hiện theo đúng như cách hiểu khi thoả thuận bằng một bản hợp đồng.
Sau khi kết thúc đàm phán, các bên sẽ ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.