Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp việt nam (Trang 48 - 54)

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện nay Việt Nam có 85,6 nghìn DN trên thực tế có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có khoảng 23,3 nghìn DN xuất khẩu. Ước tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 100 nghìn DN tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa24.

Hình 1: Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu

năm 2017 - 2018

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Theo số liệu trên, có thể thấy, số lượng DN tham gia hoạt động xuất khẩu trong năm qua khá lớn. Các DN hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, bao gồm: DN

24Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2018 của Việt Nam: Những nét nổi bật qua ghi nhận các con số thống kê

của Tổng cục Hải

quan,https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1560&Category=Ph%C3% A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%A Dch. Truy cập ngày 3/2/2019

trong nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI), DN nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

2.1.1.1. Đối với doanh nghiệp Việt Nam (thương nhân Việt Nam)25 không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân26.

DN trong nước tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, bao gồm DN lớn, DN vừa và nhỏ27. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2018 cả nước có gần 700.000 DN đăng ký kinh doanh, trong đó DN vừa và nhỏ chiếm đến 98,1%. Đáng chú ý, 66% trong số này là DN có quy mô siêu nhỏ, khó có thể xuất khẩu trực tiếp28. Các DN này chủ yếu dựa vào các kênh xuất khẩu truyền thống hoặc khai khác các kênh kinh doanh trực tuyến ở mức độ rất cơ bản như website, email.

Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, trong số hơn 1.500 DN vừa và nhỏ đang tham gia xuất nhập khẩu, hiện chỉ có 49% DN có websibe về thương mại điện tử, 11% DN tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, 2% DN thực hiện giao kết hợp đồng qua sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động29.

25 Thương nhân Việt Nam bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

26 Theo Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

27 Tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa theo Điều 4 Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017: 1. DN nhỏ và vừa bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

2. DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

28Ph. Nhung, DN Việt có thể xuất khẩu hàng qua sàn Alibaba.com, https://nld.com.vn/kinh-te/doanh- nghiep-viet-co-the-xuat-khau-hang-qua-san-alibabacom-2019031415010488.htm. Truy cập ngày 14/2/2019

29ttps://dantri.com.vn/kinh-doanh/vi-sao-chi-1-doanh-nghiep-viet-biet-ung-dung-xuat-khau-truc- tuyen-2018010800201933.htm. Truy cập ngày 5/2//2019

Hiện nay, các DN vừa và nhỏ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế của Việt Nam, nhưng nhiều DN vẫn đang gặp khó khăn trong việc vươn ra thị trường quốc tế hay việc thiết lập sự hiện diện trên các kênh bán hàng trực tuyến. Nhằm hỗ trợ các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Amazon Global Selling hỗ trợ DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thông qua Amazon. Các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam khi tham gia kênh bán hàng trực tuyến sẽ nhận được những hỗ trợ đặc biệt từ Amazon Global Selling.

2.1.1.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI)

Hoạt động mua bán hàng hóa30 và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2014. Do vậy, các DN FDI muốn thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối cần đáp ứng các điều kiện để được tham gia vào các hoạt động này.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của DN có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ (có hiệu lực cùng ngày) quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam31. Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP, DN có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện quyền xuất khẩu hàng hóa32. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước

30 Xem: Điều 3 khoản 1 Nghị định 09/2018/NĐ-CP “Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên

quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây: a) Thực hiện quyền xuất khẩu;…”

31 Thay thế Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

32 Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

ngoài và khu vực hải quan riêng. Khi thực hiện quyền xuất khẩu, DN có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện sau:

- Điều kiện về chủ thể: Là nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trong điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng trên, trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với từng trường hợp cụ thể.

DN có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, khi tiến hành hoạt động thương mại phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Điều kiện về đối tượng: Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (Điều 7).

So với Nghị định 23/2007/NĐ-CP thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới theo hướng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động xuất khẩu. Đó là, DN có vốn đầu tư nước ngoài khi xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn thì không phải làm giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp sản phẩm là dầu mỡ bôi trơn. Trước đây theo quy định Nghị định 23/2007/NĐ-CP, các lĩnh vực liên quan đối với hoạt động mua bán hàng hóa đều phải có giấy phép kinh doanh và phải hỏi ý kiến Bộ Công thương và có ý kiến đồng ý của Bộ Công thương. Quy định này được xem là cú hích để DN có vốn đầu tư nước ngoài khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam.

Qua phân tích về DN tham gia xuất khẩu hàng hóa trong thời gian qua, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, DN Việt Nam tham gia xuất khẩu hàng hóa, DN lớn không nhiều,

chủ yếu là DN vừa và nhỏ.

Ở phần trước tác giả đã phân tích, hiện nay ở Việt Nam có tới 98,1% là DN vừa và nhỏ, 66% trong số này là DN có quy mô siêu nhỏ, khó có thể xuất khẩu trực tiếp. Các DN nhỏ và vừa mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm, thiếu thị trường, yếu vốn và tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa rất hạn chế và đây cũng là mục tiêu của một số đối tác lừa đảo ở nước ngoài. Miếng mồi ngon được nhà nhập khẩu đưa ra dẫn dụ: giá mua khá, ký hợp đồng dài hạn, sẵn sàng ứng vốn, đơn giản hóa các thủ tục...

Thực tế có nhiều vụ lừa đảo mà những kẻ lừa đảo đánh vào những điểm yếu của nhà xuất khẩu là vốn kinh doanh. Nhà nhập khẩu ứng vốn ngay sau khi ký hợp đồng và trừ vào từng lô hàng. Nhanh chóng, thuận tiện, hợp đồng ký hàng năm, giao hàng nhiều đợt, ứng trước 70% giá trị, thanh toán nhanh gọn. Lúc đầu, mọi giao dịch đều thực hiện thuận lợi, lòng tin DN xuất khẩu tăng lên. Sau nhiều đợt giao hàng, họ đàm phán giảm phần ứng trước tiền hàng xuống mức thông thường 15 - 30% với nhiều lý do. Đối với DN xuất khẩu, lòng tin đã được củng cố, lợi ích tăng lên từ các thương vụ trước nên dễ dàng chấp nhận những “lên thang” của đối tác.

Con bài “trả trước” được đưa ra khi thực hiện hợp đồng: ứng vốn lên đến 70% giá trị hợp đồng. Nhưng họ yêu cầu thanh toán bằng chuyển tiền sau khi nhận đủ hàng, hoặc sau khi có kết quả kiểm tra tại nước họ hoặc nước thứ ba. Lý do khá thuyết phục: họ đã trả trước gần cả giá trị lô hàng; hay họ chưa tin cậy kết quả kiểm tra hàng hóa của Việt Nam; hay quy định chất lượng nước sở tại... Nếu là một DN chưa có kinh nghiệm trên thương trường, đang thiếu vốn kinh doanh, cần giải phóng hàng hóa… thì những lý lẽ họ đưa ra là chấp nhận được. Nhưng điều rất quan trọng là các thương vụ này thiếu sự bảo đảm thanh toán của ngân hàng. Trong khi đó các lý do đối tác nêu ra hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi phát hành LC (tín dụng chứng từ). Người mua không muốn mở LC không phải vì “đơn giản thủ tục, giảm chi phí cho hai bên” mà đây là vấn đề cốt lõi của vụ việc họ đang thực hiện. Cuối cùng, đối

tác cất mẻ cá cuối cùng: nhận hàng số lượng lớn, nhưng chỉ trả 15% (hoặc 30%), số còn lại là “công” của họ sau thời gian dài theo đuổi. Một bài học lớn là vụ lừa đảo của Echopack Inc. với nhiều DN thủy sản Việt Nam. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nan, trong 2 năm 2015 - 2016, DN không thu được 8 tỉ đô la tiền xuất khẩu thủy hải sản trong đó phần lớn là do lừa đảo33.

Qua vụ việc trên, các DN Việt Nam, nhất là DN nhỏ khi làm ăn với đối tác nước ngoài cần hết sức cẩn trọng để nhằm giảm thiểu tổn thất ở mức thấp nhất.

Thứ hai, hiện nay ở Việt Nam có nhiều DN tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa nhưng hoạt động xuất khẩu chủ yếu nằm ở DN FDI, xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc nhiều vào khối DN này.

Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2007, khu vực kinh tế trong nước đóng góp 42,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng đến năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 28,5%. Trong khi đó, tỷ trọng của khu vực DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 57,2% năm 2007 lên 71,5% năm 2016. Cái bóng của FDI trong xuất khẩu ngày càng lớn hơn vì chiếm đến 72,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu 214 tỷ USD đạt được năm 2017. DN trong nước chỉ chiếm tỷ trọng 27,4%.34 Con số này cho thấy:

- Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của khối FDI chiếm hơn 70% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu cả nước.

- Nền kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc quá lớn vào khối FDI, điều này tạo ra tính bất ổn đối với việc xuất khẩu do sản xuất và xuất hàng đi của khối FDI phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Mỗi khi có biến động xảy ra với chuỗi cung ứng, thí dụ như chiến tranh thương mại, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh hơn.

Báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong năm 2018 xuất khẩu của các DN FDI (kể cả dầu thô) đạt 175,5 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2017. Mức xuất khẩu này đã chiếm đến gần 71,7%

33Nguyễn Trọng Thùy, Rủi ro trong giao dịch quốc tế khi làm ăn "xuôi chèo, mát mái",

http://viac.vn/goc-nhin-trong-tai-vien/rui-ro-trong-giao-dich-quoc-te-khi-lam-an-"xuoi-cheo-mat- mai"-a1414.html. Truy cập ngày 3/2/2019.

tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu không kể dầu thô đạt 173,2 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 70,7% kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, tính chung khu vực đầu tư nước ngoài đã xuất siêu 32,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 30,5 tỷ USD không kể dầu thô trong năm 201835.

Thực tế cho thấy, vai trò của khối DN FDI đối với xuất khẩu của Việt Nam hiện rất quan trọng. Nhờ có khu vực FDI làm động lực, Việt Nam mới giữ được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hiện nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, các DN trong nước phải nỗ lực hơn nữa, lấy DN FDI làm động lực để phát triển, hạn chế đến mức thấp nhất sự phụ thuộc, đảm bảo tăng trưởng bền vững. Đồng thời, DN trong nước tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Không ít ý kiến cho rằng, nếu tăng trưởng kinh tế trong nước quá phụ thuộc vào khối ngoại sẽ không tốt vì động lực từ xuất khẩu của DN FDI sẽ không bền vững, có thể thay đổi rất nhanh khi những ưu đãi của chính sách thay đổi, hoặc nhà đầu tư chuyển hướng. Do đó, Việt Nam cần có một hướng đi riêng mang tính chiến lược, nhằm tránh sự lệ thuộc quá mức vào FDI.

Để đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cần phải có các giải pháp cho DN Việt Nam. Bộ Công thương đề ra ba nhóm giải pháp lớn, chủ yếu hướng vào khối DN Việt Nam. Cụ thể là nhóm giải pháp tác động về phía cung; nhóm giải pháp tác động về phía cầu và nhóm giải pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức sản xuất, kết nối giữa cung và cầu36.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp việt nam (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)