6. Kết cấu luận văn
1.3.2 Yếu tố bên trong
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu cùng với việc tham khảo ý kiến bộ phận quản lý nhân lực, tác giả đưa ra sự lựa chọn các nhân tố tác động tới chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm Giám định thuộc Tổng công ty Đông Bắc thông qua hoạt động quản trị, gồm:
- Tuyển dụng bố trí nhân sự - Đánh giá nhân viên
- Đào tạo và phát triển - Lương thưởng
- Thăng tiến
19
Tuyển dụng bố trí nhân sự: Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm và lựa
chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của công ty và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của công ty. Nói cách khác, tuyển dụng chính là quá trình cung cấp một yếu tố đầu vào đặc biệt cho doanh nghiệp, đó là yếu tố con người. Quá trình này bao gồm hai khâu cơ bản là thu hút, tìm kiếm và tuyển chọn nhân lực. Hai khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: nếu thu hút, tìm kiếm tốt mới có điều kiện tuyển chọn nhân sự có chất lượng, đồng thời cũng làm tăng uy tín của quá trình tuyển dụng và qua đó giúp cho việc thu hút, tìm kiếm thuận lợi hơn. Quá trình tuyển chọn nhân sự đòi hỏi thu thập nhiều thông tin về các ứng viên, so sánh các ứng viên với các tiêu chuẩn công việc cần tuyển dụng. Các tiêu chuẩn tuyển dụng phải phản ánh được nhu cầu công việc, quan điểm tuyển dụng, chính sách nhân sự và văn hóa doanh nghiệp.
Đánh giá nhân viên: Đánh giá nhân viên hay còn gọi là đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên là “Quy trình đã được chuẩn hóa để thu thập thông tin từ các cấp bậc quản lý về hành động và ứng xử trong chuyên môn nghiệp vụ của toàn bộ nhân sự”. Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên còn được hiểu là một hệ thống chính thức duyệt xét sự hoàn thành công tác của một cá nhân theo định kỳ. (Trần
Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2012, tr196).
Đào tạo và phát triển: Đào tạo là quá trình cung cấp các kỹ năng cụ thể cho
các mục tiêu cụ thể. Hiểu theo cách khác: “Đào tạo là những cố gắng của tổ chức được đưa ra nhằm thay đổi hành vi và thái độ của nhân viên để đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả của công việc”. Phát triển là quá trình chuẩn bị và cung cấp những năng lực cần thiết cho tổ chức trong tương lai. Hiểu cách khác: “Phát triển là bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển”. (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2012, tr.101).
Phải đào tạo và phát triển nhân sự, vì trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công nghệ kỹ thuật luôn đổi mới không ngừng, muốn bắt kịp thời đại thì con người cần phải được trang bị những kiến thức kĩ năng nhất định về nghể nghiệp, đó vừa là một nhu cầu vừa là một nhiệm vụ.
20
Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.
Lương thưởng: Là số tiền mà cá nhân, tổ chức, khu vực, quốc gia, v.v. có
được từ việc làm, từ việc đầu tư, từ việc kinh doanh, v.v. Trong ngữ nghĩa của đề tài nghiên cứu này thì lương thưởng là thu nhập và là số tiền mà cá nhân có được từ việc làm công cho một doanh nghiệp, tổ chức nào đó, thu nhập này không bao gồm các khoản thu nhập khi họ làm công việc khác (không liên quan đến doanh nghiệp, tổ chức họ đang làm thuê). Theo đó, khoản thu nhập này sẽ bao gồm các khoản lương cơ bản, các khoản trợ cấp (nếu có), các loại thưởng bao gồm cả thưởng định kỳ và thưởng không định kỳ, hoa hồng (nếu có) và lợi ích bằng tiền khác phát sinh trực tiếp từ công việc chính hiện tại. (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc
Chánh, 2012, tr1302).
Tại Việt Nam, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác mà công ty đóng cho nhân viên được qui vào phúc lợi công ty. Nhân viên coi đây là một phần công ty hỗ trợ nhân viên nên đề tài cũng đưa vào trong nhân tố thu nhập.
Thăng tiến: là việc di chuyển lên vị trí hoặc công việc quan trọng hơn trong một doanh nghiệp. Đào tạo trong đề tài này được nhóm chung với thăng tiến do đào tạo thường nhằm mục đích cuối cùng là thăng tiến hoặc nâng cao khả năng, hiệu quả làm việc của nhân viên, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. (Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2013, tr.122)