Định huớng phát triển ngành Logistics trong giai đọan 2018-2023

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty TNHH thương mại và dịch vụ đường không viễn đông hà nội (Trang 81 - 82)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1 Định huớng phát triển ngành Logistics trong giai đọan 2018-2023

Logistics là ngành kinh tế phục vụ có liên quan, ảnh huởng đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Là một ngành còn khá mới ở Việt Nam, logistics chỉ mới đuợc công nhận là hành vi thuơng mại trong Luật thuơng mại sửa đổi năm 2006, đến năm 2017 thì quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics mới chỉ có tại nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30.12.2017 thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5.9.2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Bên canh đó, còn lại nằm rải rác ở những văn bản Luật khác như: Bộ luật dân sự, Luật: doanh nghiệp, đầu tư, cạnh tranh, hải quan, giao thông đường bộ, đường sắt, giao thông thủy nội địa, hàng không dân dụng, hàng hải, bảo hiểm và các điều lệ, văn bản hướng dẫn thi hành.

Thời gian qua, cùng với sự phát triện của ngoại thuơng, thị truờng dịch vụ Logistics có sự phát triển khả quan, theo Hiệp hội doanh nghiệp dịchvụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khỏang 14-16%, có quy mô khỏang 40-42 tỷ USD/năm. Tham gia thị truờng logistics có khỏang 3000 doanh nghiệp nội và khỏang hơn 25 tập đòan giao nhận hàng đầu thế giới kinh doanh duới nhiều hình thức.

Mặc dù có nhiều buớc tiến quan trọng, tuy nhiên, sự phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế bởi cơ sở hạ tầng cả phần cứng lẫn phần mềm, công nghệ thông chưa hỗ trợ hiệu quả nên chi phí logistics tại Việt Nam

là khá cao chiến 25% GDP (trong khi các nuớc phát triển là 9-15%), bên cạnh đó tuy số luợng các doanh nghiệp tập đoàn tham gia vào dịch vụ logistic đông nhưng hoạt động cung cấp dịch vụ còn manh mún, thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản, cạnh tranh về giá là chủ yếu, đồng thời các doanh nghiệp nội địa tại Việt nam thì tiềm lực về tài chính còn yếu (80% doanh nghiệp thành lập có vốn điều lệ dưới 1.5 tỷ đồng). Mặt khác, thể chế, chính sách của Nhà nuớc với ngành logistics chưa rõ ràng, không đồng bộ, bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ ngành logistics còn non trẻ phát triển.

Do đó, định huớng phát triển của ngành Logistics trong thời gian tới là: Đẩy mạnh kỹ năng quản trị logistics và chuỗi cung ứng trong tất cả các cấp quản lý, các ngành, các doanh nghiệp; Giảm chi phí logistics trong cơ cấu GDP. Huớng tới phát triển các dịch vụ vận tải giao nhận đa phuơng thức với chất luợng cao; Huớng tới cung cấp các dịch vụ logistics 3PL (intergrated third party logistics service s) đưa dịch vụ logistics của nuớc ta ngang tầm thế giới, và khu vực; Phát triển dịch vụ e- logistics cùng với thuơng mại điện tử. Phấn đấu trong thời gian tới trong giai đọan này đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành logistics vào GDP đạt 8-10%; tốc độ tăng truởng dịch vụ 15-20%; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistic đạt 50-60%, chi phí logistics giảm xuống tuơng đuơng 16-20%; xếp hạng chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt từ 50 trở lên (Nguồn: Logistics Việt Nam nhìn lại để buớc tới, Bộ giao thông vận tải). Bên cạnh đó, mục tiêu 2018-2013 của ngành logistics là 100% hoạt động thông quan qua đại lý hải quan, do đó các doanh nghịêp logistics phải tăng cuờng đầu tư và đồng bộ hóa các hệ thống để nâng cấp doanh nghịêp mình từ khai thuê hải quan đến đại lý hải quan.

3.1.2 Định huớng phát triển kinh doanh của công ty TNHH Thuơng mại và Dịch vụ Đuờng không Viễn Đông giai đọan 2019-2023

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty TNHH thương mại và dịch vụ đường không viễn đông hà nội (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)