Tổng quan về nợ xấu của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 26)

1.3.1. Khái niệm nợ xấu trong ngân hàng

Tùy thuộc mức độ đánh giá rủi ro của các nhà kinh tế mà nhiều định nghĩa về nợ xấu được xây dựng trên thế giới. Có thể hiểu nợ xấu là các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo đúng thỏa thuận khi đến hạn mà thông thường là quá thời gian thanh toán 90 ngày hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng không còn năng lực trả nợ. Do đó, nợ xấu là biểu hiện tiêu cực của hoạt động tín dụng trong ngân hàng.

*/ Theo định hghĩa của Phòng thống kê – Liên Hiệp Quốc:

“Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ.”

Định nghĩa này được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới vì mang tính định lượng và định tính.

*/ Theo khái niệm của Ngân hàng Trung ương Liên minh Châu Âu:

- Nợ xấu là những khoản nợ khi đến hạn người đi vay không thanh toán được đầy đủ cho ngân hàng, bao gồm:

+ Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý trả trong quá khứ, nhưng phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ dùng tài sản để thanh toán nhưng giá trị của tài sản không đủ để chi trả toàn bộ khoản nợ.

+ Những khoản nợ mà người đi vay không thể trả được đúng hạn, yêu cầu gia hạn thêm thời gian nhưng kể cả khi thời hạn đã được điều chỉnh mà vẫn không thanh toán được đầy đủ số nợ.

+ Những khoản nợ mà giá trị tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản đó không được chấp thuận vè mặt pháp lý gây khó khăn cho Ngân hàng khi xử lí tài sản dẫn đến người vay không trả được hết nợ.

+ Những khoản nợ mà Toàn án tuyên bố người đi vay phá sản mà phần bồi hoàn ít hơn so với dư nợ thực tế phải thanh toán.

- Nợ xấu là những khoản vay mất khả năng thu hồi, bao gồm:

+ Những khoản nợ đã hết thời hạn hiệu lực hoặc những khoản nợ không có đủ bằng chứng để đòi bồi thường từ người đi vay.

+ Người đi vay mất tích hoặc bỏ trốn, do đó không tìm được tài sản có giá trị để thanh toán nợ.

+ Những khoản nợ mà ngân hàng không cách nào liên lạc được với người đi vay hoặc không tìm thấy người mắc nợ.

+ Những khoản nợ mà người đi vay đã chấm dứt hoạt động buôn bán sản xuất, kinh doanh thua lỗ, thanh lý tài sản nhưng không đủ bù đắp số nợ phải trả.

*/ Ở Việt Nam theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc “Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” , nợ xấu được định nghĩa như sau : “Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.”.

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/1/2013: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5

1.3.2.Phân loại nợ xấu

*/ Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu thuộc các nhóm 3,4,5 chi tiết như sau:

c/ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

d/ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

đ/ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

*/ Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN về “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành , nợ xấu được nhận biết dựa

trên thời hạn và khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể nợ xấu thuộc các nhóm 3,4,5 nội dung như sau:

.c/ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

d/ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

đ/ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

1.3.3. Một số tiêu chí cơ bản phản ánh nợ xấu

- Tổng nợ xấu: Đây là chỉ số phản ánh tổng giá trị tuyệt đối của tất cả các khoản nợ xấu trong ngân hàng. Chỉ số này không cho biết tỷ lệ các khoán nợ không thu hồi được là bao nhiêu so với số nợ thu hồi được trong tổng số nợ xấu. Vì vậy thông số này chưa đem lại thông tin một cách chính xác về những khoản vay không thu hồi được vốn của ngân hàng. Ví dụ: Hai ngân hàng có tổng số nợ xấu như nhau nhưng ngân hàng nào có năng lực tài chính thấp hơn hoặc có sô khoản vay không thu hồi được cao hơn thì nguy cơ rủi ro nhiều hơn.

- Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng dư nợ: Tỷ lệ nợ xấu cho biết, có bao nhiêu đơn vị tiền tệ không còn khả năng thu hồi được đầy đủ tại thời hạn xác định theo đúng thỏa thuận với ngân hàng khi cho vay trên 100 đơn vị tiền tệ, phản ánh phần nào chất lượng và rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Tỷ lệ này có xu hướng tăng lên theo các năm thì mức độ rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại thì có thể thấy chất lượng của của các khoản tín dụng đang được cải thiện. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được ở mức dưới 3%. Tuy nhiên các chỉ số này được tính toán tại một thời điểm nhất định nên không phấn ảnh chính xác hoàn toàn chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao mà năng lực xử lí nợ xấu tốt hoặc vòng quay các khoản nợ cao thì khả nẳng xuất hiện rủi ro tín dụng sẽ thấp hơn và ngược lại.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro/ Nơ xấu: Tỷ lệ này cho thấy khả năng bù đắp những thiệt hại do các khoản nợ xấu không thể thu hồi lại được bằng quỹ dự phòng rùi ro là bao nhiêu. Nếu tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng có thể hạn chế được khả năng mất vốn bằng giá trị của quỹ dự phòng rủi ro càng cao và ngược lại. Theo hệ thống PEARLS của Hiệp hội tín dụng thế giới thì ngân hàng có phân bố dự phòng

cho 100% nợ quá hạn trên 12 tháng và cho 35% nợ quá hạn từ 1-12 tháng thì được coi là hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao.

- Tỷ lệ nợ khó đòi/ Nợ xấu và Nợ khó đòi/ Tổng dư nợ: Chỉ tiêu nợ khó đòi phản ánh trung thực về nguy cơ không thu hồi được vốn của ngân hàng trong thực tế, một yếu tố quan trọng là một phần của nợ xấu. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro mất vốn của ngần hàng càng lớn và ngược lại. Ví dụ: Hai ngân hàng đều có nợ xấu phát sinh thì ngân hàng nào có tỷ lệ nợ khó đòi/ nợ xấu nhiều hơn thì có nghĩa là ngân hàng ấy có khả năng thu hồi được nợ kém hơn.

- Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu/ Tổng số khách hàng có dư nợ: Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu giúp các cán bộ ngân hàng xem xét, đánh giá rủi ro tín dụng xuất hiện tập trung ở những khách hàng cá nhân, tổ chức nào từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa nợ xấu hợp lý hơn.

- Số vốn thu hồi được từ nợ: Chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng có thể thu hồi được bao nhiêu tiền từ việc giải quyết các khoản nợ đã cho vay. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng xử lí nợ tốt của ngân hàng.

Ngoài ra còn có thể có thêm một số chỉ tiêu khác tùy theo năng lực đánh giá tình hình của mỗi ngân hàng và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, từ đó xây dựng các giải pháp tích cực nhầm hạn chế sự xuất hiện của nợ xấu.

1.3.4. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu

* Nguyên nhân khách quan:

- Biến động kinh tế xã hội: Việt Nam bước sang thời kì đổi mới nền kinh tế từ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, tuy đã cố gắng học hỏi nhìều kinh nghiệm của những nước đi trước nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót ban đầu. Đồng thời còn chịu ảnh hưởng của những biến động trong nền kinh tế thế giới như về giá vàng, dầu mỏ ,lạm phát, tỷ giá, lãi suất….và những thay đổi về chính sách như chính sách tài khóa, bảo hiểm, lương…..làm phát sinh những nguy cơ tiềm ẩn. Đắc biệt trong giai đoạn chuyển đổi sai lầm trong hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực của nền kinh tế là điều khó tránh khỏi, dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ gây nên tình trạng nợ xâu khó thu hồi cho ngân hàng.

- Nền kinh tế tùy từng thời điểm sẽ có lúc thịnh vượng, doanh nghiệp có khả năng chi trả khoản nợ cho ngân hàng. Lúc suy thoái, kinh tế kém phát triển, ngân hàng khó có thể thu hồi được nợ từ các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường hiện nay cùng với đó là những thay đổi liên tục về thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, nếu các doanh nghiệp không có sự ứng phó kịp thời sẽ làm cho hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn, gây tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

- Một đát nước đang trong quá trình phát triển thì các cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi bất thường tạo ra môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, hệ thống pháp luât chưa ổn định. Vì vậy sẽ xuất hiện những hệ lụy tất yếu đến ngân hàng một tổ chức cho vay vốn và các doanh nghiệp , cá nhân với tư cách là người đi vay mất khả năng thanh toán, nợ xấu phát sinh, thâm chí hệ thống ngân hàng có thể bị đổ vỡ.

- Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu vô cùng phức tạp, lũ lụt hạn hán xảy ra thường xuyên. Những thay đổi lớn về thời tiết, khí hậu, thiên tai dịch bệnh là những yếu tố rủi ro bất khả kháng làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia hợp đồng vay vốn. Biến động của môi trường tự nhiên xảy ra rất khó dự đoán, mang tính bất ngờ và gây ra thiệt hại lớn khó kiểm soát, đặc biệt là trong nông nghiệp một lĩnh vực quan trọng của nước ta.

* Nguyên nhân chủ quan: - Từ phía khách hàng

+ Khả năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp không cao, năng lực tài chính không đủ hầu hết hoạt động bằng vốn vay nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các doanh nghiêp vì muốn mở rộng kinh doanh nên sản xuất số lượng lớn các mặt hàng vượt quá khả điều hàng dẫn đến hàng hóa bị ứ đọng, lỗ vốn, không trả được nợ.

+ Trong hoạt động sản xuất, khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào hoặc có sự biến động về giá như giá vàng, dầu mỏ, ngoại tệ, các vật liệu chủ yếu dùng sản xuất…..Giá cả đầu vào tăng mạnh làm cho giá thành

sản phẩm đầu ra đắt hơn, lúc này khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp giảm mạnh do nhu cầu sử dụng sản phẩm kém đi. Doanh nghiệp không bán được hàng, thua lỗ, mất khả năng thanh toán khoản vay với ngân hàng, tình trạng nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)