Tăng cường đôn đốc xử lý, thu hồi đối với từng khoản nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 77)

*Xử lý các khoản nợ xấu còn khả năng thu hồi

Ngân hàng cần tiến hành các biện pháp đôn đốc thu hồi thích hợp với từng khoản nợ xấu nhằm đạt hiệu quả thu hồi cao nhất, trong thời gian ngắn nhất. Đây được xem là biện pháp ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả mang lại không phải là nhỏ. Cụ thể :

- Đối với Nợ quá hạn < 12 tháng: Ngoài việc gửi gửi văn bản thông báo nợ quá hạn, kết hợp với việc tăng cường kiểm tra kết quả quá trình sử dụng vốn, thực hiện tài chính, tài sản đảm bảo... cán bộ tín dụng có thể tiến hành tư vấn cho khách hàng về các đối tác có quan hệ kinh tế để tránh xảy ra những vụ lừa đảo, hoặc các hợp đồng vô hiệu dẫn đến rủi ro cho khách hàng (cũng như Ngân hàng).

- Đối với các khoản Nợ quá hạn > 12 tháng, nguy cơ rủi ro cao thì công tác đôn đốc cần được thực hiện liên tục và chặt chẽ hơn:

+ Tiến hành thương lượng với khách hàng về các biện pháp xử lý nợ. Cần ưu tiên các khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có thiện chí trả nợ và có khả năng trả nợ. Các biện pháp thương lượng với khách hàng phải gắn với cơ chế, chính sách...

+ Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, chính quyền địa phương... để nâng cao kết quả thực hiện.

+ Có các hình thức thu nợ thích hợp: Một phần hoặc toàn phần, thu gốc trước lãi sau... tạo điều kiện cho khách hàng có điều kiện hoàn trả đủ gốc và lãi.

*Tiếp tục khai thác xử lý các khoản nợ có tài sản bảo đảm

Trước hết, phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ xấu. Tiến hành bổ sung hoàn chỉnh kịp thời những bộ hồ sơ thiếu còn thiếu tính hợp lệ, hợp pháp và đầy đủ để tạo điều kiện tốt cho việc xử lý. Vấn đề phức tạp nhất là xử lý tài sản là nhà, đất vì đã có nhiều thay đổi trong các quy định cấp giấy tờ sở hữu, quyền sử dụng…Ngân hàng cần có biện pháp bổ sung khi khách hàng đã xin đổi, cấp lại giấy tờ theo quy định mới để làm cơ sở cho việc xử lý tránh xảy ra việc lợi dụng, lừa đảo.

Tổ chức đánh giá lại hiện trạng, giá trị của các tài sản đảm bảo và tiến hành phân loại các tài sản đó, từ đó để đề ra biện pháp xử lý thích hợp như :

- Ngân hàng có thể để cho khách hàng tự xử lý tài sản để trả nợ dưới sự giám sát của Ngân hàng. Biện pháp này được áp dụng khi khách hàng có thiện chí trả nợ nhằm đơn giản hoá thủ tục, giải quyết nhanh, giảm thấp chi phí nhưng giá bán cao…làm giảm bớt thiệt hại cho cả khách hàng và Ngân hàng.

- Đối với nợ xấu là tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản toà án giao cho Ngân hàng thì các tổ chức tín dụng phải chủ động xử lý theo các hình thức:

+ Tự bán công khai trên thị trường và bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đối với những tài sản đủ điều kiện.

Trường hợp bán tài sản giá trị thấp hơn giá trị nợ tồn đọng thì phần chênh lệch được xử lý từ nguồn dự phòng rủi ro của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tiên Sơn.

- Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay thuộc những vụ án đã được toà án phán quyết nhưng chưa giao cho Ngân hàng thì tập hợp trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại đề nghị Chính phủ yêu cầu cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tiên Sơn để tiến hành xử lý thu nợ.

- Đối với những tài sản chưa đầy đủ pháp lý và hiện không có tranh chấp thì Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tiên Sơn tập hợp báo cáo trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính đề nghị Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để nhanh chóng thanh lý tài sản thu hồi nợ.

- Đối với những tài sản chưa bán được thì Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tiên Sơn cần tiếp tục cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh góp vốn, liên doanh bằng tài sản thu hồi nợ. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tiên Sơn cần phải có nguồn vốn tương ứng nếu để tài sản đó lại Ngân hàng để sử dụng.

3.2.10. Xây dựng mô hình ngân hàng theo hướng hiện đại: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm chuyển dần cơ cấu lợi nhuận phụ thuộc vào tín dụng sang thu nhập dịch vụ, đa dạng hóa lĩnh vực cho vay

- Ngân hàng phải cố gắng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ một đơn vị cho vay đơn thuần sang cung ứng dịch vụ tài chính rộng lớn và đa dạng hơn, điều này có nghĩa là ngân hàng đang trưởng thành. Tăng thu nhập từ dịch vụ sẽ giúp cho ngân hàng ổn định về mặt tài chính hơn là chỉ dựa vào nguồn thu nhập duy nhất từ tín dụng. Khi lệ thuộc thu nhập vào hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ mắc kẹt vào cục nợ xấu hoặc những tài sản không sinh lời.

- Cùng với việc hiện đại hoá công nghệ, cần khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo sản phẩm đến khách hàng. Công

nghệ mới cũng cho phép cải tiến sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Việc đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới, phát triển các sản phẩm tạo ra sự khác biệt giữa các ngân hàng là hết sức quan trọng, khẳng định được vị thế của ngân hàng và định vị được phân khúc thị trường mà ngân hàng đang nắm giữ. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động. Cần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng để phân tán rủi ro, tránh tình trạng tập trung quá mức vào một sản phẩm sẽ dẫn đến rủi ro hoạt động cho ngân hàng rất lớn. Ngân hàng cần triển khai các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao để khẳng định uy tín, vị thế ngân hàng trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

- Bên cạnh việc phát triển đa dạng hóa các sản phẩm của ngành ngân hàng thì cũng cần mở rộng các lĩnh vực cho vay, không nên tập trung cho vay 01 lĩnh vực (như bất động sản). Khi thị trường của lĩnh vực mà chúng ta cho vay tập trung gặp khó khăn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dư nợ của toàn hệ thống. Khi đó không có sự san sẻ lợi nhuận từ các lĩnh vực cho vay khác để làm giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng.

- Chú trọng đến các kênh phân phối để có thể đưa ra sản phẩm đến tất cả các nhóm khách hàng. Việc phát triển các kênh phân phối rất quan trọng. Kênhphân phối cần phát triển theo hướng phân phối đa kênh. Đối với kênh phân phối truyền thống, ngoài mở rộng mạng lưới các chi nhánh, cần mở các phòng giao dịch với mô hình gọn, nhẹ, mở rộng các kênh phân phối qua các đại lý đối với các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh và nghiệp vụ đơn giản như chi trả kiều hối, pháthành thẻ ATM, thanh toán. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các kênh phân phối có ứng dụng công nghệ: (i) Phát triển loại hình ngân hàng qua máy tính và ngân hàng tại nhà nhằm khai tiềm năng phát triển internet; (ii) Phát triển loại hình ngânhàng qua điện thoại. Đây là kênh phân phối phù hợp với mặt bằng dân trí của ViệtNam hiện thời, không đòi hỏi khách hàng phải biết sử dụng internet, ít tốn chi phí hơn, tiện lợi hơn vì khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại bất cứ thời gian và địa điểm nào; (iii) Phát triển các kênh bán chéo sản phẩm để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhiều hơn.

- Tăng cường đưa thông tin đến khách hàng bằng các phương thức phù hợp với trình độ tiếp nhận thông tin. Cách nhanh nhất là giới thiệu đến toàn thể nhân viên của ngân hàng về dịch vụ mới nhằm thay đổi sâu sắc nhận thức cán bộ nhân viên đối với sự sống còn của Chi nhánh Tiên Sơn, trong việc phát triển sản phẩm mới, tăng hiểu biết về sản phẩm, từ đó tăng tính chuyên nghiệp trong giới thiệu sản phẩm.

- Tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết trong nước bằng hai cách: tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật nhằm hiện đại hoángân hàng và kêu gọi sự đầu tư của các ngân hàng nước ngoài với các chính sách ưu đãi phù hợp. Ngoài ra cần phát triển các liên kết giữa các ngân hàng trong nước không phân biệt hình thức sở hữu để khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng của các ngânhàng, giải quyết được vấn đề vốn cho đầu tư công nghệ mới và phát triển mạng lưới các điểm giao dịch của mạng lưới phân phối truyền thống.

3.2.11. Đổi mới công nghệ ngân hàng

Công nghệ đã và đang trở thành công cụ quan trọng trong quản lý, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Việc đổi mới công nghệ ngân hàng không những đưa ra các sản phẩm mới, đa dạng, nhiều tiện ích cùng trên một sản phẩm mà còn tạo điều kiện cho công tác quản lý theo phương pháp hiện đại như hoạt động kinh doanh phân tán nhưng quản trị điều hành phải tập trung tại Trụ sở chính, cho phép trụ sở có thể giám sát chặt chẽ, sát sao việc thực hiện qui trình nghiệp vụ tại chi nhánh. Nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro, bảo mật và an toàn, an ninh dữ liệu. Các nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường tiếp tục được nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mua những chươngtrình phần mềm hiện đại để theo dõi, kiểm soát rủi ro.

Tuy nhiên khi áp dụng giải pháp này cần lưu ý 2 vấn đề:

Thứ nhất, đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đòi hỏi lượng vốn lớn. Vì thế, Chi nhánh cần phải có chiến lược tài chính trong dài hạn nhằm có thể huy động được nguồn vốn đủ để đầu tư vào công nghệ ngân hàng hiện đại, có thể áp dụng sâu

rộng cho hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của mình. Ngân hàng cần chú trọng đẩy mạnh công tác hậu kiểm, giám sát và kiểm soát chéo nhằm đảm bảo phát hiện sớm các rủi ro công nghệ thông tin và kịp thời xử lý.

Thứ hai, trình độ công nghệ phải phù hợp với trình độ của cán bộ ngân hàng. Điều này đòi hỏi phải có sự khảo sát, bồi dưỡng cán bộ để trình độ công nghệ của cán bộ có thể phát huy hết các tiện ích của công nghệ trong quản lý nợ nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng, để không bị lãng phí nguồn lực. Trình độ công nghệ của cán bộ không đồng đều đòi hỏi Chi nhánh cần có lộ trình đổi mới công nghệ phù hợp với quá trình nâng cao trình độ của cán bộ.

3.2.12. Chú trọng tăng trưởng tín dụng bền vững

Tăng trưởng tín dụng bền vững là mục đích mà mọi NHTM đều muốn đạt tới. Trong quản lý nợ, tăng trưởng tín dụng bền vững có nghĩa là sẽ tạo ra những khoản vay mới có chất lượng, an toàn, hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai. Trong thực tế, đôi khi vì chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà các ngân hàng thương mại đã nới lỏng các điều kiện vay vốn dẫn đến nợ xấu có nguy cơ tăng nhanh chóng. Vì thế, khi quản lý nợ xấu phải chú trọng tăng trưởng tín dụng bền vững. Để chi nhánh Tiên Sơn đạt được điều này đòi hỏi phải xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình tín dụng, tăng cường kiểm soát nội bộ nhằm kịp thời phát hiện các sai sót, gian lận để có biện pháp xử lý thích hợp.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Ngân hàng cần thúc đẩy việc mua bán nợ. Bằng việc tham gia thị trường mua bán nợ, Ngân hàng có thể xem xét bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các ngân hàng hoặc các chủ thể kinh tế khác… việc mua bán nợ xấu sẽ giúp Ngân hàng tập trung cho công việc kinh doanh mới của mình, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu hiệu quả mà không chịu ảnh hưởng từ việc giải quyết nợ tồn đọng với khách hàng. Hơn nữa, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị trường hoạt động chuyên nghiệp và tận dụng được lợi thế về thông tin, quy mô, quyền hạn… và đặc biệt không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng như

Ngân hàng nên công việc xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.

- Tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng. nên tách bạch hơn nữa khâu đề xuất, thẩm định, phê duyệt và giải ngân. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm, sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời, cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận.

Đầu tư trang thiết bị về công nghệ thông tin hiện đại củng cố và phát triển nền tảng công nghệ, khai thác các tiện ích, nhằm thực hiện chiến lược đa dạng các sản phẩm Ngân hàng hiện đại. Trong quá trình đầu tư công nghệ, VietinBank cần có kế hoạch triển khai cụ thể:

Đầu tư theo chiều sâu vào các tảng thiết bị như: hệ thống mạng nội bộ, các phần mềm tin học, đặc biệt các phần mềm xử lý hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án. Cập nhật những công nghệ Ngân hàng mới, hiện đại trên thế giới đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.

Song song với việc đầu tư công nghệ, đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên tập huấn cho các cán bộ quan hệ khách hàng, để có khả năng sử dụng các công nghệ mới của Ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng phải chú trọng đầu tư trang thiết bị và công nghệ phải được thực hiện từng bước, không nên đầu tư một cách dàn trải. Bởi lẽ cần phải có thời gian thích ứng, phù hợp với sự phát triển hiện đại của hệ thống.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin

+ Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho cấp có thẩm quyền khi ra quyết định cho vay.

+ Tạo ra một bộ phận chuyên nghiên cứu và xử lý thông tin: Để giúp phân loại và sắp xếp thông tin một cách khoa học, có chất lượng góp phần đáp ứng nhu cầu người sử dụng.

+ Triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, nâng cấp đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro.

Ngoài ra VietinBank cần tăng cường hợp tác, liên kết trao đổi chia sẻ thông tin giữa NHTM, trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng, góp phần hỗ trợ nhau trong việc quyết định tín dụng chính xác, đồng thời sẽ làm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ.

- Thường xuyên đổi mới, nâng cao thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần phải thực hiện việc sửa đổi, bổ sung,cải thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ, để cho hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp với điều kiện thực tế, từ đó có thể đánh giá chính xác tình hình khách hàng, khoản vay, làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)