Bảng 2.7: Nợ xấu tại Vietinbank Tiên Sơn theo thời hạn cho vay giai đoạn 2012 – 2016
(Đv: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Ngắn hạn 2,1 15 29,6 48,3 58,3 Trung dài han 0,9 6 9,4 10,7 41,7 Ngắn hạn / Nợ xấu (%) 70% 71,4% 75,9% 81,8% 88,3% Trung dài han / Nợ xấu (%) 30% 28,6% 24,1% 18,2% 11,7,%
Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn giai đoạn 2012 – 2016
Biểu đồ 2.6: Nợ xấu theo thời hạn cho vay 2012 - 2016
Trong cơ cấu nợ xấu, nhóm nợ xấu ngắn hạn là tác nhân chính gây nên sự tăng lên của tổng nợ xấu. Nợ xấu ngắn hạn trong giai đoạn 2012 – 2016 luôn tăng tịnh tiến qua các năm, năm 2013 nợ xấu tăng hơn 7 lần (12 tỷ đồng) so với năm 2012, năm 2014 tăng 97,3 % (14,6 tỷ đồng) so với năm 2013, năm 2015 tăng 63,2 % (18,7 tỷ đồng) so với năm 2014, đến năm 2016 tăng 20,7% (10 tỷ đồng) so với năm 2015 . Nợ xấu ngắn hạn cao là do doanh số dư nợ ngắn hạn cao. Là Ngân hàng TMCP, NHCT Tiên Sơn đã xác định đúng đắn mức vốn cho vay ngắn hạn trong cơ cấu vốn đầu tư. Trong các năm 2012 – 2016 tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn ổn định ở mức cao. Ngân hàng nhận thấy rõ ràng cho vay ngắn hạn có ưu thế hơn cho vay trung và dài hạn sau khi nghiên cứu kỹ các dự án có tính khả thi, đem lại hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, với bất kỳ một ngân hàng thương mại, yếu tố quay vòng vốn nhanh là rất cần thiết, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao là tốt do đó nợ xấu ngắn hạn cũng cao.
Nợ xấu trung dài hạn theo các năm có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng thì giảm liên tục qua các năm. Nguyên nhân của thực trạng này do dư nợ vay trung dài hạn tăng, thời gian gần đây hoạt động cho vay dài hạn tại các Ngân hàng TMCP đãđược
kiểm soát chặt chẽ hơn vì lãi suất huy động có kỳ hạn chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát, kinh tế Việt Nam biến động nhiều, các doanh nghiệp chưa dám mạo hiểm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển quy mô, chủ yếu vay vốn để sản xuất hàng hóa phục vụ trong nước và xuất khẩu. Nợ xấu trung dài hạn năm 2012 là 0,9 tỷ đồng, năm 2013 là 6 tỷ đồng tăng gần 6,7 lần, năm 2014 là 9,4 tỷ đồng tăng 56,6% so với 2013, năm 2015 là 10,7 tỷ đồng tăng 13,8% so với 2014, đến năm 2016 lên tới 41,7 tỷ đồng tăng gần 4 lần so với năm 2016. Vì các hồ sơ tín dụng trung dài hạn thường có giá trị rất lớn, nên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá khách hàng được ngân hàng rất chú trọng và được tiến hành rất cẩn thận. Để đạt được kết quả như trên sự là nhờ sự nổ lực của các phòng ban và tất cả các nhân viên NHCT Tiên Sơn. Kết quả đạt được của ngân hàng là dư tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn giảm qua các năm. Chi nhánh nên phát huy hơn nữa thành công trên và nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên trong tất cả các phòng ban, tiến hành phân tích thận từng bước các hồ sơ tín dụng trước khi duyệt cấp tín dụng cho khách hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và đảm bảo lợi nhuận, nâng cao uy tín cho ngân hàng.
Để xem xét một cách toàn diện và chính xác hơn về thực trạng nợ xấu tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn ta cần xem xét thêm về dư nợ ngoại bảng.
Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ ngoại bảng
(Đv: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Dư nợ ngoại bảng 1 2 10 36 26 Chi DPRR 3 0,4 14 13 11 Thu XLRR 0,009 0,05 0,02 0,8 0 Dư nợ XLRR 0,44 0,4 2 1 1
Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn giai đoạn 2012 – 2016
Biểu đồ 2.7: Dư nợ ngoại bảng 2012 - 2016
Nợ ngoại bảng năm 2012 là 1 tỷ, năm 2013 là 2 tỷ tăng gấp 2 lần so với năm 2012, năm 2014 là 10 tỷ tăng gấp 5 lần so với năm 2013, năm 2015 là 36 tỷ tăng 3,6 lần so với năm 2014, đến năm 2016 là 26 tỷ giảm 1,3 lần so với năm 2015. Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy dư nợ năm 2014 là cao nhất 10 tỷ , chi dự phòng rủi ro vào năm đó cũng nhiều nhất là 14 tỷ, thu từ xử lý rủi ro là 0,02 tỷ và dư nợ sau khi XLRR còn 2 tỷ.
Nợ ngoại bảng năm 2016 là 26 tỷ giảm 10 tỷ so với năm 2015, mặc dù nợ xấu của chi nhánh năm 2016 tăng 8 tỷ so với năm 2015 nhưng thực tế tổng nợ xấu giảm 2 tỷ từ năm 2015 dến năm 2016. Ngoài ra dư nợ sau khi xử lí rủi ro trong giai đoạn 2013 – 2014 có xu hướng tăng lên nhưng đến năm 2014-2015 có xu hướng giảm xuống, đến năm 2016 bị chững lại đó là một biểu hiên tích cực trong công tác xử lý rủi ro của ngân hàng. Thu từ xử lý rủi ro tăng từ 9 triệu năm 2012 lên 800 triệu năm 2015, điều này cho thấy sự tiến bô vượt bậc trong công tác thu hồi nợ của chi nhánh. Đến thời điểm 12/ 2016 việc thu hồi nợ không có tiến triển đồng thời chi dự phòng rủi ro cũng giảm xuống 2 tỷ so với năm 2015, tuy nhiên nợ xấu thực chất vẫn có xu huớng giảm điều đó cho thấy việc kiểm soát nợ xấu của chi nhánh diễn ra chặt chẽ hơn.
Nhìn chung, thực trạng nợ xấu của tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn đang dễn biến theo chiều hướng có lợi, ngân hàng cần đề ra các giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tốt hơn nữa đặc biệt cần tăng cường quỹ dự phòng rủi ro và thực hiện nghiêm túc công tác thu hồi nợ đồng thời đánh giá đúng thông tin của khách hàng để loại trừ ngay những yếu tố phát sinh nợ xấu.