Các biện pháp hạn chế nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 38 - 42)

Có thể nói không có kinh doanh nào không có rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng, rủi ro luôn luôn tồn tại song song. Vấn đề nợ xấu đã được rất nhiều các chuyên gia nghiên cứu, phân tích, nhằm tìm ra biện pháp ngăn ngừa và xử lý hiệu quả, tích cực, thích hợp nhất với tình hình hiện tại.

Có những biện pháp cơ bản góp phần hạn chế, xử lý nợ xấu đã và đang được áp dụng có hiệu quả. Đó là:

* Thực hiện đúng các quy định về đảm bảo tín dụng

Mặc dù, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng đã tiến hành đầy đủ các khâu thu thập thông tin, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể loại bỏ được rủi ro tín dụng. Do vậy, việc thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tín dụng có thể sử dụng sẽ làm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Tại Việt Nam, đảm bảo tín dụng hiện nay được thực hiện theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Việc thực hiện đúng các quy định này giúp cho ngân hàng phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

* Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là cơ sở để ngân hàng phân tích khách hàng, dựa vào đó để ra quyết định cho vay. Cần phải thu thập thông tin và phân tích khách hàng theo các tiêu chí như: tính chân thực của hồ sơ vay vốn, năng lực pháp lý và năng lực hành vi, khả năng sử dụng và hoàn trả vốn, kết quả sản xuất kinh doanh…và đặc sử vay vốn của doanh nghiệp, để đánh giá chính xác về khách hàng, cũng như nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay. Có làm tốt công tác này mới có thể hạn chế nợ xấu gia tăng.

* Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nó là cơ sở để hoạt động tín dụng được tiến hành một cách an toàn, hiệu quả, tránh các rủi ro tiềm ẩn. Kiểm tra nội bộ hoạt động tín dụng là các hoạt động như:

- Kiểm tra về sự tuân thủ các quy trình nghiệp vụ tín dụng. - Kiểm tra về việc thực thi các chỉ tiêu tín dụng.

- Xác định các vấn đề và nguồn gốc của việc kém hiệu quả, để từ đó xây dựng kế hoạch giảm thiểu những điều này.

* Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng hợp lí, khoa học

Chính sách tín dụng được xây dựng một cách đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng khi thực hiện, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động tín dụng. Do vậy, trong một thời gian cụ thể, cần có một chính sách tín dụng thống nhất, tránh đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau trong một thời gian quá ngắn.

Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị từng ngân hàng, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế, xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Cần xây dựng quy trình tín dụng hợp lý và khoa học để đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra trôi chảy.

* Tăng cường giám sát tín dụng

Đây là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện khoản vay có vấn đề và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:

- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. -Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kì. - Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kì.

- Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn.

- Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác.

- Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.

Cần phát hiện sớm khoản vay có dấu hiêu rủi ro để từ đó có các biện pháp xử lí kịp thời. Ví dụ:

+ Quy trách nhiệm cho nhân viên tín dụng. + Đàm phán với khách hàng.

+ Xử lí, khai thác tài sản đảm bảo. + Bán các khoản nợ.

+ Sử dụng giải pháp pháp lý để đòi nợ. + Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro. + Trợ giúp của chính phủ.

* Xây dựng đội ngũ cán bộ làm tín dụng được chọn lọc

Để làm được điều này, cần tuyển chọn những cán bộ tín dụng một cách cẩn thận, thông qua các tiêu chí:

- Được đào tạo bài bản, có hệ thống.

- Am hiểu chuyên môn và có kiến thức phong phú về thị trường.

- Nắm vững các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. - Có đạo đức nghề nghiệp, sự liêm khiết trong công việc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH TIÊN SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)