- Tổng nợ xấu: Đây là chỉ số phản ánh tổng giá trị tuyệt đối của tất cả các khoản nợ xấu trong ngân hàng. Chỉ số này không cho biết tỷ lệ các khoán nợ không thu hồi được là bao nhiêu so với số nợ thu hồi được trong tổng số nợ xấu. Vì vậy thông số này chưa đem lại thông tin một cách chính xác về những khoản vay không thu hồi được vốn của ngân hàng. Ví dụ: Hai ngân hàng có tổng số nợ xấu như nhau nhưng ngân hàng nào có năng lực tài chính thấp hơn hoặc có sô khoản vay không thu hồi được cao hơn thì nguy cơ rủi ro nhiều hơn.
- Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng dư nợ: Tỷ lệ nợ xấu cho biết, có bao nhiêu đơn vị tiền tệ không còn khả năng thu hồi được đầy đủ tại thời hạn xác định theo đúng thỏa thuận với ngân hàng khi cho vay trên 100 đơn vị tiền tệ, phản ánh phần nào chất lượng và rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Tỷ lệ này có xu hướng tăng lên theo các năm thì mức độ rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại thì có thể thấy chất lượng của của các khoản tín dụng đang được cải thiện. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được ở mức dưới 3%. Tuy nhiên các chỉ số này được tính toán tại một thời điểm nhất định nên không phấn ảnh chính xác hoàn toàn chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao mà năng lực xử lí nợ xấu tốt hoặc vòng quay các khoản nợ cao thì khả nẳng xuất hiện rủi ro tín dụng sẽ thấp hơn và ngược lại.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro/ Nơ xấu: Tỷ lệ này cho thấy khả năng bù đắp những thiệt hại do các khoản nợ xấu không thể thu hồi lại được bằng quỹ dự phòng rùi ro là bao nhiêu. Nếu tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng có thể hạn chế được khả năng mất vốn bằng giá trị của quỹ dự phòng rủi ro càng cao và ngược lại. Theo hệ thống PEARLS của Hiệp hội tín dụng thế giới thì ngân hàng có phân bố dự phòng
cho 100% nợ quá hạn trên 12 tháng và cho 35% nợ quá hạn từ 1-12 tháng thì được coi là hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao.
- Tỷ lệ nợ khó đòi/ Nợ xấu và Nợ khó đòi/ Tổng dư nợ: Chỉ tiêu nợ khó đòi phản ánh trung thực về nguy cơ không thu hồi được vốn của ngân hàng trong thực tế, một yếu tố quan trọng là một phần của nợ xấu. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro mất vốn của ngần hàng càng lớn và ngược lại. Ví dụ: Hai ngân hàng đều có nợ xấu phát sinh thì ngân hàng nào có tỷ lệ nợ khó đòi/ nợ xấu nhiều hơn thì có nghĩa là ngân hàng ấy có khả năng thu hồi được nợ kém hơn.
- Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu/ Tổng số khách hàng có dư nợ: Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu giúp các cán bộ ngân hàng xem xét, đánh giá rủi ro tín dụng xuất hiện tập trung ở những khách hàng cá nhân, tổ chức nào từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa nợ xấu hợp lý hơn.
- Số vốn thu hồi được từ nợ: Chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng có thể thu hồi được bao nhiêu tiền từ việc giải quyết các khoản nợ đã cho vay. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng xử lí nợ tốt của ngân hàng.
Ngoài ra còn có thể có thêm một số chỉ tiêu khác tùy theo năng lực đánh giá tình hình của mỗi ngân hàng và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, từ đó xây dựng các giải pháp tích cực nhầm hạn chế sự xuất hiện của nợ xấu.